LuxeVN – Interbrand – Công ty tư vấn thương hiệu lớn nhất thế giới mới đây đã công bố danh sách Những thương hiệu tốt nhất Thế giới 2012 (Best Global Brands 2012). 13% trong số 100 thương hiệu lần này thuộc về ngành xa xỉ.

Thương hiệu giá trị nhất thế giới Coca-Cola dẫn đầu danh sách, theo sau lần lượt là Apple, IBM và Google. Xếp hạng của Interbrand dựa trên những đánh giá về các tiêu chí như sức khỏe tài chính, sức ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của người tiêu dùng/khách hàng và lợi nhuận thu được.

Burberry lần đầu tiên vươn lên Top 80 sau khi thường xuyên nằm ở Top 90 kể từ năm 2006 | Ảnh: Mario Testino (chiến dịch quảng cáo BST Burberry Thu Đông 2012)

Xa xỉ là ngành luôn có mặt trong bản danh sách Những thương hiệu tốt nhất Thế giới từ ngày nó ra đời vào năm 2001. Cái tên Mercedes-Benz là thương hiệu xa xỉ tốt nhất (xếp hạng 12 trong danh sách), theo sau là BMW (xếp hạng 22), Louis Vuitton (xếp hạng 38), Gucci (xếp hạng 50), Hermès (xếp hạng 63). Những thương hiệu này chiếm 5 vị trí dẫn đầu của hạng ngành xa xỉ, chỉ chịu xếp dưới chút ít là Cartier (xếp hạng 68) và Porsche (xếp hạng 72). Hai tên tuổi Tiffany & Co và Moet et Chandon là 2 cái tên xa xỉ liên tục góp mặt trong danh sách của Interbrand các năm qua.

Đáng chú ý là sự vắng mặt của Chanel và Rolex, cả hai thương hiệu đã không xuất hiện trong bản danh sách từ năm 2009. Lí do vắng mặt năm nay của hai gã khổng lồ này là vì tài chính không minh bạch.

Manfredi Ricca – Tổng giám đốc của Interbrand Milan và Rebecca Robins – Giám đốc của Interbrand châu Âu cho biết thêm về tiêu chí đánh giá các thương hiệu xa xỉ trong bản danh sách: “Trước hết nên nhớ rằng danh sách này của chúng tôi lấy giá trị của các thương hiệu là tiêu chuẩn nòng cốt, điều đó có nghĩa là tầm vóc quy mô của thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong đánh giá của Interbrand. Khi xem xét các thương hiệu xa xỉ, chúng tôi thường gặp phải những công ty quy mô vừa và nhỏ do kiểu kinh doanh đặc trưng của ngành xa xỉ là như vậy. Điều này giải thích vì sao những thương hiệu thuộc hàng ‘top’ xa xỉ như Hermès hay Ferrari lại xếp hạng tương đương với các thương hiệu như General Electric hay Thomson Reuters, tính chất của các thương hiệu này là không thể so sách trực tiếp với nhau được”.

“Không một ngành công nghiệp nào phải thay đổi trong 5, 6 năm qua theo cách mà ngành xa xỉ đã thay đổi. Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều tranh cãi trong lĩnh vực xa xỉ phẩm. Nó đã khiến cho nhu cầu thị trường không còn như trước và buộc các thương hiệu phải cân nhắc thật cẩn trọng về hướng kinh doanh của mình. Nhiều người cho rằng ngành xa xỉ đã có cho thấy những bước hồi phục đáng kể. Chúng tôi thì lại tin rằng ngành xa xỉ đã làm được nhiều hơn thế.” – Manfredi Ricca và Rebecca Robins.

Prada lần đầu tiên có mặt trong danh sách từ năm 2009 | Ảnh: Steven Meisel (chiến dịch quảng cáo của thời trang Thu 2012 của Prada)  

Điểm thú vị ảnh hưởng đến việc xếp hạng các thương hiệu xa xỉ là khả năng quản lý thương hiệu của các hãng. Những tên tuổi như BMW, Gucci hay Tiffany & Co biết cách nắm bắt và lèo lái công ty theo những thay đổi to lớn của thị trường tiêu dùng. Cách làm việc, giao tiếp và thói quen tiêu dùng ngày nay thay đổi đến chóng mặt, những thương hiệu trên đã chứng tỏ sức mạnh bằng sự vững chắc trước sự thay đổi này. Các công ty sở hữu những thương hiệu trên rõ ràng nhận thức được thương hiệu mình đang sở hữu chính là tài sản cốt lõi và quyết định nên nguyên tắc tổ chức hoạt động cho doanh nghiệp.

Đáng chú ý là sự vắng mặt của ChanelRolex, cả hai thương hiệu đã không xuất hiện trong bản danh sách từ năm 2009. Lí do vắng mặt năm nay của hai gã khổng lồ này là vì tài chính không minh bạch. Prada và Ralph Lauren cũng lần đầu tiên quay trở lại danh sách kể từ năm 2009.

Xem chi tiết danh sách các thương hiệu tốt nhất 2012 tại đây.

No more articles