LuxeVN – Đầu tư vào thị trường châu Á đang là ưu tiên của các tập đoàn cao cấp. Các thương vụ của Moët Hennessy Louis Vuitton S.A (LVMH) trong vòng 5 năm qua tại đảo quốc Singapore là dẫn chứng tiêu biểu cho điều đó.   

>>>>> LVMH thâu tóm chuỗi nhà hàng Crystal Jade

LVMH bắt đầu tấn công thị trường châu Á từ năm 2009 thông qua quỹ đầu tư L Capital Asia, khởi động với 650 triệu USD và được nâng dần lên mức 1 tỷ USD. Gần đây nhất, tập đoàn xa xỉ Pháp đã mua thành công Crystal Jade, thương hiệu ẩm thực vừa khai trương cửa hàng thứ hai ở Việt Nam.

Chúng ta hãy cùng điểm lại các thương hiệu Singapore mà LVMH đang sở hữu hoặc nắm giữ cổ phần, trong ngoặc là giá trị của thương vụ:

1. Chuỗi nhà hàng Crystal Jade (khoảng 100 triệu USD – tin không chính thức)

Crystal-Jade-LVMH-1Ông Ip Yiu Tung (người ngồi giữa)

Crystal Jade là thương hiệu của Tập đoàn Food & Beverage (F&B Group) Singapore. Ông Ip Yiu Tung, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn là người có công lớn đưa tên tuổi chuỗi nhà hàng ẩm thực Trung Quốc này trở nên nổi tiếng khắp châu Á. Sau 3 năm đàm phán, thông qua L Capital Asia, LVMH đã ký thành công hợp đồng sở hữu trên 90% cổ phần của Crystal Jade vào tuần trước. Dù không công bố chi tiết giá trị hợp đồng nhưng theo một nguồn tin không chính thức, thương vụ có giá khoảng 100 triệu USD.

Theo thông cáo của LVMH, trong năm nay, Crystal Jade sẽ mở thêm 18 chi nhánh, trong đó bao gồm một nhà hàng rộng gần 2.000 mét vuông tại San Francisco có sức chứa hơn 400 chỗ ngồi.

2. Ku Dé Ta Club Lounge (hơn 100 triệu USD) 

kudeta-138230486Ku Dé Ta vào buổi tối 

Hồi tháng Giêng năm nay, LVMH đã mua thành công 50% cổ phần của câu lạc bộ giải trí nằm ở độ cao 200 mét, trên đỉnh khu liên hợp Marina Bay Sands (MBS) nổi tiếng. Ku Dé Ta là địa điểm mới nhất của MBS, bao gồm ba khu vực với phong cách giải trí khác nhau. Tờ New York Times đã xếp Ku Dé Ta vào danh sách 10 điểm đến thú vị nhất thế giới.

Ông Ravi Thakra, giám đốc điều hành của LVMH khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông tiết lộ với tờ Straits Times rằng trong nửa cuối năm 2014, một Ku Dé Ta mới sẽ được xây dựng tại quận ăn chơi bậc nhất Hồng Kông, Lan Quế Phường. Thakra cho biết, ông dự định nâng doanh thu của Ku Dé Ta từ 50 triệu USD hiện nay lên 200 triệu USD theo lộ trình 4 năm.

Địa điểm của Ku Dé Ta tại Thái Lan và Pháp cũng đã được LVMH chọn lựa kỹ càng.

3. Charles & Keith (khoảng 23,5 triệu USD)

img00271-20110827-1256Hai anh em Charles và Keith Wong thành lập công ty năm 1996 với giá trị ban đầu khoảng 79 nghìn USD. Tính đến trước khi “kết hôn” với LVMH, công ty đã có 300 cửa hàng trên 26 quốc gia, gồm hai thương hiệu giày Charles & Keith (giày, túi xách, phụ kiện nữ) và Pedro (giày nam và nữ). L Capital Asia định giá thương vụ này khoảng 158 triệu USD vào thời điểm cuối năm 2010. Đến giờ phút quyết định, Charles & Keith tuyên bố muốn dựa vào kinh nghiệm của LVMH để mở rộng thị trường qua đó đồng ý bán 20% cổ phần. Và thực tế đã chứng minh đó là một nước đi đúng đắn.

Với sự có mặt của LVMH, Charles & Keith đã tấn công mạnh mẽ vào thị trường Trung Quốc với hơn 70 cửa hàng. Theo kế hoạch, con số này sẽ tăng thêm 30, thậm chí 50 cửa hàng nữa trong những năm tới.

4. Heng Long Tannery (khoảng 160 triệu USD)

LVMH Heng Long TanneryÔng Koh Chon Tong

Xưởng da Heng Long, thành lập năm 1947, chuyên cung cấp da cá sấu đặc biệt cho các nhà thời trang cao cấp. Heng Long bắt đầu thu hút sự chú ý của thị trường khi LVMH vào cuộc, mua lại 51% cổ phần năm 2011. Giám đốc điều hành Koh Chon Tong từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng LVMH đã giúp Heng Long có nguồn nguyên liệu da tốt hơn và vững vàng trên thị trường chứng khoán.

5. Sincere Watch & Jewelery (112,7 triệu USD)

100-tourbillons-exhibition-sincere-fine-watches_5

Sincere Watch & Jewelery là nhà bán lẻ đồng hồ, trang sức cao cấp hàng đầu của Singapore. Công ty từng thuộc sở hữu của doanh nghiệp Hồng Kông Peace Mark với tham vọng đột phá tại thị trường Trung Quốc.

Kế hoạch không suôn sẻ khi Peace Mark phá sản. Chủ tịch của Sincere, ông Tay Liam Wee đã quyết định thành lập một liên minh để mua lại công ty với sự tham gia của LVMH, trong đó tập đoàn của “ông trùm xa xỉ” Bernard Arnault được quyền nắm giữ 26,3% lợi nhuận kinh doanh.

Ashley Nguyễn – Nguồn: The Straits Times

No more articles