LuxeVN – “Made in China” (Được làm tại Trung Quốc) là nỗi kinh hoàng của không ít người tiêu dùng. Vậy hàng hiệu “Made in China” thì sao? Cùng với những biến động của kinh tế và thị trường, câu chuyện về cụm từ “Made in…” chắc chắn đã có nhiều thay đổi.

Hermes

Những chiếc túi Hermès Jypsière, được làm hoàn toàn tại Pháp, có giá khoảng 160 triệu đồng.

Quả thật, “danh tiếng” của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Trung Quốc để lại một ấn tượng không mấy tốt đẹp cho phần còn lại của thế giới. Nhân công rẻ mạt, vi phạm bản quyền tràn lan, nguyên liệu sản xuất kém chất lượng thậm chí nguy hiểm với sức khỏe con người, v.v… là những gì mà bất cứ một “nhà tiêu dùng” không cần “thông thái” nào cũng có thể liệt kê vanh vách khi được hỏi về “hàng Tàu.

Vậy còn hàng hiệu mà cụ thể là thời trang cao cấp được sản xuất tại đất nước 1,4 tỷ dân này thì sao? Sự thật là túi Michael Kors hay Gucci phần lớn công đoạn sản xuất đều được gia công tại quốc gia đông dân nhất thế giới có thể khiến nhiều người “điệu” nhiều hơn “sành” phải giật mình. Với việc vươn vai lớn mạnh của nền kinh tế và giới tư bản đỏ trong nước ngày một đông (và cả bạo chi nữa, tất nhiên!), Trung Quốc đã trở thành thị trường hấp dẫn số một hành tinh đối với các thương hiệu xa xỉ.

Từ sự e dè với dòng chữ “Made in China”…

Phân khúc người tiêu dùng khác nhau có những kỳ vọng khác nhau vào thương hiệu mà họ yêu mến. Nếu bạn vào cửa hiệu để mua một chiếc áo phông, bạn sẽ tìm những chiếc áo được sản xuất tại một trong những nước Châu Á “Made in Vietnam” hay “Made in Turkey” là những lựa chọn hàng đầu. Đó là nơi để sản xuất ra những chiếc áo với giá dưới một trăm ngàn đồng. Nếu bạn vào boutique của Gucci và mua một chiếc túi xách tay khoảng ba chục triệu đồng, hẳn bạn muốn chiếc túi của mình là “Made in Italy”. Ước muốn “nhỏ nhoi” ấy rõ ràng chính đáng.

gucci.bag.china

Phần lớn công đoạn sản xuất một chiếc túi Gucci được thực hiện tại Trung Quốc, nhưng khâu hoàn thiện được thực hiện tại Ý.

Tuy nhiên, cụm từ “Made in China” đã có ý nghĩa rất khác so với “ý nghĩa” của nó cách đây 10 năm. Chẳng hạn như trình độ sản xuất có nhiều tiến bộ đáng kể, tiến bộ công nghệ cũng cho phép tạo ra những sản phẩm chất lượng cao từ khắp mọi nơi trên thế giới một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, các thương hiệu cao cấp đang dồn “công lực” để đánh vào thị trường siêu tiềm năng này.

…đến chấp nhận sự thật

Cũng cần lưu ý thêm rằng, có những phong trào tiêu dùng lớn hướng đến những sản phẩm sản xuất trong nước (như khẩu hiệu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” ta vẫn nghe, nhìn ra rả). Nhà sản xuất thông minh là người đem lại được cảm giác yêu nước nồng nàn cho người tiêu dùng. Tory Burch không chỉ là một nhà thiết kế giày phụ nữ xuất sắc mà còn là một nhà kinh doanh khôn khéo. Những đôi giày Tory Burch “made in China” bán chạy như tôm tươi với giá trung bình dễ chịu khoảng 250$ (tương đương 5 triệu đồng/đôi).

tory.burch.shoes.china

Tory Burch làm những chiếc giày của mình tại Trung Quốc .

Dĩ nhiên Gucci vẫn đặt vào chiếc túi của mình dòng chữ “Made in Italy” vì những mũi khâu cuối cùng được hoàn thiện ở Ý. Nhưng nếu một thương hiệu cao cấp làm sản phẩm tại Trung Quốc có nghĩa là họ đã chắc chắn khách hàng của mình là những người dành tới 99% sự quan tâm cho việc “mua” thương hiệu: “Tôi đang đeo một cái túi Gucci đấy!”. Cái túi Gucci ấy làm ở đâu, Trung Quốc hay kể cả Lào thì nó vẫn cứ là Gucci! Do đó, việc quốc gia nào sản xuất sản phẩm không còn là vấn đề quá nhạy cảm.

lululemon.trouser.vietnam

Hãng thời trang thể thao Lululemon thì chọn sản xuất những chiếc quần tại Đài Loan và Việt Nam.

Công thức của Gucci cũng được nhiều hãng áp dụng khi đa phần công đoạn gia công được thực hiện ở một nước thứ ba (Bangladesh, Việt Nam, Campuchia, Đài Loan…) và khâu hoàn thiện diễn ra tại đất nước quê hương của thương hiệu. Toàn cầu hóa và đặc trưng giá thành sản xuất của mỗi nền kinh tế khiến xu thế này thịnh hành.

Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận những sản phẩm thời trang cao cấp sản xuất tại các quốc gia danh tiếng luôn có chất lượng tuyệt vời nhưng có lẽ, đã đến lúc cần thay đổi cách nhìn về những sản phẩm “Made in China”. Vì đơn giản, muốn tránh nó cũng khó!

Lê Cường | Theo SearchingforStyle