LuxeVN – Ghép những mảnh gốm vỡ bằng một chất liệu đặc biệt, những nghệ nhân người Nhật đã “phù phép” những thứ tưởng chừng như bỏ đi thành các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. 

Kintsugi (trong tiếng Nhật nghĩa là “Mộc vàng”) hay còn được gọi là Kintsukuroi, có thể hiểu là “lấy vàng để hàn gắn”, là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản thường dùng để phục chế đồ gốm sứ.  Những người thợ mài những mảnh gốm hay sơn mài đã vỡ và ghép chúng lại với nhau bằng hỗn hợp loại “nhựa” đặc biệt (resin) hoặc sơn mài trộn bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Cuối cùng, sản phẩm ra đời thậm chí đẹp hơn nhiều lần so với món đồ ban đầu và trở thành một tác phẩm nghệ thuật thật sự.

Các nghệ nhân Nhật Bản gắn các vết nứt trên đồ gốm bằng vàng bởi họ tin rằng sự kết hợp giữa những vết nứt và những giá trị cổ làm cho món đồ trở nên đẹp và có ý nghĩa hơn.

Các nghệ nhân gắn các vết nứt trên đồ gốm bằng hợp chất có vàng bởi họ tin rằng sự kết hợp giữa những vết nứt và những giá trị vĩnh cửu làm cho món đồ trở nên đẹp và có ý nghĩa hơn.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của nghệ thuật Kintsugi, song một trong những câu chuyện hấp dẫn vẫn thường được giới thiệu với du khách kể về Kintsugi đã bắt đầu từ thế kỷ XV. Tướng quân Ashikaga Yoshimasa lúc đó đã gửi trả một bát trà Trung Quốc bị hỏng trở lại nơi sản xuất để được sửa lại. Tuy nhiên, khi giao hàng lại, những chủ nhân Nhật Bản vẫn chỉ nhận được một chiếc bát được gia cố bằng những chiếc đinh kim loại xấu xí. Do đó, những người thợ thủ công Nhật Bản đã bắt tay vào việc tìm ra một cách khác để những mảnh vỡ trông đẹp và chắc chắn hơn. Từ đấy, nghệ thuật Kintsugi ra đời. Trong quá trình phát triển, các thợ thủ công Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật này trên gốm sứ có nguồn gốc khác nhau, phần lớn trong đó là từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.

Về cơ bản, kỹ thuật phục chế của Kintsugi được chia làm 3 loại:

– Phương pháp phục hồi (Crack – ひび): gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ bằng loại hợp chất có thành phần vàng. Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi.

– Phương pháp thay thế (Piece method – 欠けの金継ぎ例): được áp dụng trong trường hợp không có mảnh vỡ cùng loại, các nghệ nhân sẽ sử dụng toàn bộ là loại “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng – sơn mài để hoàn thiện tác phẩm.

– Phương pháp ghép lai (Joint call – 呼び継ぎ): sử dụng một mảnh vỡ có chất liệu tương tự nhưng hoạ tiết không giống với sản phẩm ban đầu ghép với hiện vật gốc. Dĩ nhiên, những miếng vỡ này phải phù hợp và tương đồng với nhau về màu sắc, bố cục, tạo nên giá trị độc đáo cho tác phẩm.

Trong một hội thảo gần đây được tổ chức tại London, hai nghệ nhân đến từ Kyoto, Nhật Bản là Muneaki Shimode và Takahiko Sato đã trực tiếp trình diễn nghệ thuật độc đáo này của văn hóa xứ Phù Tang đến với công chúng phương Tây. Dưới đây là một số hình ảnh và video ghi lại tại sự kiện:

Kintsugi: The Art of Broken Pieces from Greatcoat Films on Vimeo.

Kintsugi-2-600x398

Kintsugi-3-600x337

Kintsugi-4

Kintsugi-5-600x450

Kintsugi-6-600x450

Kintsugi-7Kintsugi-8Kintsugi-9-600x800

Để biết thêm thông tin, vui lòng xem tại Pinterest và www.kintsugi.jp.

Được biết năm 2012, tại Mỹ đã có một cuộc triển lãm 13 hiện vật Kintsugi trong đó có các tác phẩm gốm Việt Nam nhận được những đánh giá rất tích cực từ giới chuyên môn quốc tế. Tuy nhiên, theo một số nhà sưu tập cổ ngoạn lâu năm trong nước thì thực tế ở Việt Nam chưa có một cộng đồng chơi Kintsugi mà chỉ vài nhà sưu tập đang sở hữu một vài tác phẩm trong bộ sưu tập riêng mà thôi.