LuxeVN – Rất nhiều người biết tới Yves Saint Laurent nhưng không phải ai cũng biết tới Pierre Bergé, người đứng sau thành công của ông. Một con người kín tiếng và không mấy khi xuất hiện trước công chúng. Mới đây tủ sách của Bergé đã được đấu giá với mức giá lên tới 30 triệu bảng Anh.

pierrebergebibliotheque

Câu chuyện sau đây được biên tập lại theo bài báo của một phóng viên Guardian: “Vào một buổi tối, tại quảng trường Trafalgar, khi Anonymous đang phản đối việc 1% số người trên thế giới chiếm tới một nửa tài sản của chúng ta thì tôi đang trong một salon sách với một người đàn ông đã dành cả cuộc đời mình để nghĩ ra những trang phục đỉnh cao cho nữ. Nhưng ông không bao giờ phô bày ra mà người làm điều đó là bạn tình, bạn đời của ông – Yves Saint Laurent. Bergé là người đã giữ cho nhà YSL thành công nhưng là một ông chủ đứng phía sau cánh gà, lặng thầm với những bản phác thảo.

Bergé nói “Thời trang không phải là nghệ thuật… nhưng nó bắt người nghệ sĩ phải làm thời trang”. Người đàn ông 84 tuổi đã bộc lộ tâm tư của mình qua câu cách ngôn của diễn viên gạo cội Pháp, Charles Boyer (1899-1978). Ông với huân chương danh dự Légion d’honneur trên ve áo bespoke của bộ suit nâu đen nhãn Anderson&Sheppard, nhà may tại Savile Row mà ông trung thành trong 30 năm . Trong salon sách, chúng tôi bị choáng ngợp bởi “khu vườn bí mật” nơi ông thốt ra một cách sung sướng về bộ sưu tập sách quý giá với hơn 1.600 quyển sách và những bản thảo viết tay hiếm nhất.

Pierre Bergeé với bạn đời cũ, đồng nghiệp của ông Yves Saint Laurent tại Paris, 1999. Ảnh: Sipa

Pierre Bergeé với bạn đời cũ, đồng nghiệp của ông Yves Saint Laurent tại Paris, 1999. Ảnh: Sipa

Bergé đã quyết định chia sẻ bộ sưu tập tuyệt vời của ông. Và những nhà đấu giá đã đưa mức giá lên xấp xỉ 30 triệu bảng, làm cho BST này trở thành một trong những BST sách quý giá nhất trên thị trường. Chúng gồm những quyển sách đặt nền móng cho nền văn minh tây phương: phiên bản đầu tiên Sách Tự thú của thánh Augustine in tại Strasbourg năm 1470 với mức giá khoảng 140.000 bảng, thần khúc của Dante năm 1487; Hài kịch, lịch sử và bi kịch của Shakespeare in năm 1664 tại London. Tất cả được giữ gìn một cách cực kỳ cẩn trọng bằng những đôi găng trong căn phòng chống ẩm – sự nâng niu kỹ lưỡng và cẩn trọng giống như Saint Laurent và Bergé từng dành cho những quý bà Paris.

Tôi và Bergé đều rất ngưỡng mộ công sức phi thường trên bản thảo quyển Giáo dục tình cảm của Flaubert – tác gia mà Bergé ngưỡng mộ nhất. Bản này được xuất bản năm 1870 và có giá lên tới 420.000 bảng. Ông cũng có một phiên bản tiểu thuyết bà Bovary của Flaubert trên đó có lời đề tặng nhà văn Victor Hugo. Bergé rất thích những sự liên kết như vậy. Ông còn có 1 bản của Baudelaire tặng cho Flaubert. Hay phiên bản Đảo giấu vàng (1883) không những là bản đầu tiên mà còn là quà tặng của Robert Louis Steveson cho người bạn là hình mẫu của nhân vật Long John Silver (nhân vật trong Đảo giấu vàng).

Phiên bản Bà Bovary với chữ viết tay của Flaubert dành tặng Victor Hugo. Ảnh: Stephane Briolant/Pierre Bergé

Phiên bản Bà Bovary với chữ viết tay của Flaubert dành tặng Victor Hugo. Ảnh: Stephane Briolant/Pierre Bergé

Một trong những tác phẩm quý khác đó là tác phẩm Con Quạ của Edgar Allan Poe (có minh họa). Bergé nói rằng: “Tôi không thích Poe lắm nhưng bản này được dịch sang Pháp bởi Mallarmé (nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng người Pháp) và được minh họa bởi Manet”. Có những thú vị nho nhỏ trong tủ sách đó là bản ghi nhớ viết tay trong tác phẩm gợi tình cuối cùng của Marquis de Sade (những gì còn tồn tại sau khi người con đầy tai tiếng của Sade đốt chúng). Những lời lẽ gợi tình nằm trên tờ giấy khô như những chiếc lá xì-gà có thể có giá lên tới 280.000 bảng. Tiếp theo, thư viện của Bergé còn có rất nhiều bản siêu hiếm của những tác phẩm cổ điển viết bởi Cervantes, Joyce, Bronte, Dostoevsky, Tolstoy… Tất cả chúng được sưu tập theo cách đặc biệt khó tính bởi chính Bergé và các đại diện của ông – Chỉ có những tác giả được ông ngưỡng mộ mới có mặt trong tủ sách.

Câu chuyện huyền thoại đã tạo ra may mắn cho Bergé là vào ngày đầu tiên ông ở Paris, ông đang đi dọc đại lộ Chams-Elysées thì nhà thơ siêu thực Jacques Prévert ngã từ trên cửa sổ xuống ngay trước mặt ông. Bergé coi đó là điềm mà thủ đô của nước Pháp đợi ông. Khi đó, ông làm nghề chuyên săn lùng sách cổ, tìm kiếm những báu vật giữa những người buôn sách cũ, các sạp bán sách dọc sông Seine. Lúc bấy giờ, với người thợ may trẻ tài năng Yves Saint Laurent, ông đã nhận ra một người đàn ông khác với con mắt hy vọng “Christian Dior đuổi việc anh ấy và trong cùng ngày anh nói với tôi rằng chúng tôi sẽ tự tạo nên sự nghiệp riêng, nhà thời trang của Yves Saint Laurent”

Phiên bản hiếm của Shakespeare. Ảnh: Stephane Briolant/Pierre Bergé

Phiên bản hiếm của Shakespeare. Ảnh: Stephane Briolant/Pierre Bergé

Trước đó rất lâu, cặp đôi này đã lo trang phục cho siêu sao điện ảnh Catherine Deneuve. Tiếp theo, những mệnh phụ, những nhà quý tộc của nền cộng hòa thứ 5 cũng nhanh chóng theo họ. Hai lần một năm, khi những bộ sưu tập của YSL sẵn sàng, nhà thiết kế và quản gia của ông tới villa của họ ở Marrakech. Họ còn có một ngôi nhà khác trang trí theo mẫu của Proust trong quyển Đi tìm thời gian đã mất – một tác gia mà họ cùng thích. Bergé nói “Đó là quyển sách duy nhất mà anh ấy từng đọc.” “Tất nhiên, nó là một quyển sách rất dài.”

Trong hơn 4 thập kỷ, cặp đôi này tích lũy một bộ sưu tập nghệ thuật làm “nhỏ rãi” các chủ gallery và cả các đầu sỏ chính trị. BST này bao gồm cả những tác phẩm của Matisse, Cezanne và Klimt. Thiên tài đau khổ và người bạn đời ngọt ngào của mình đã treo lên tường những tác phẩm cổ điển cũng như những bản sách đầu tiên. Điều này cũng gợi lại nội dung của A Rebours – một tác phẩm vĩ đại của Joris-Karl Huysmans về thời kỳ suy đồi, một phiên bản đầu tiên đáng thèm muốn mà Bergé cũng sở hữu. Các bức tranh bị bán đi sau khi Saint Laurent qua đời vào năm 2008. Chúng đạt mức giá hơn 240 triệu bảng. Khi được hỏi liệu ông có nhớ chúng không, Bergé trả lời “Mọi người đều mơ được dự chính đám tang của họ. Còn tôi đang được dự đám tang bộ sưu tập của mình.”

Musique sur un Guéridon của Pablo Picasso Ảnh: Shaun Curry/AFP/Getty Images

Musique sur un Guéridon của Pablo Picasso
Ảnh: Shaun Curry/AFP/Getty Images

“Đó là một cuộc sống tuyệt diệu” – tôi nói vậy với Bergé. Nhưng ông không bao giờ hiến thân vào cuộc sống của một người siêu giàu với sự xa xỉ, êm đềm và khoái lạc (luxe, calme, volupté: từ của Baudelaire) mà không phát triển một thính giác nhạy bén về việc thời trang thay đổi nhanh chóng và khắc nghiệt thế nào. “Tôi không quan tâm tới việc nhìn lại” ông nói một cách vô tư lự.

Bergé nói rằng Saint Laurent có sự hiểu thấu sâu sắc khi chuyển những món đồ “couture” từ những nhà hàng sang chảnh và những khu vực thời trang ra đường phố. Nhà thời trang của ông đã tôn vinh quyền phụ nữ bằng cách trao cho họ trang phục nam với những bộ smoking lai Pháp – Anh (franglais) vai rộng. Và áp lực của việc đưa ra những sáng tạo của YSL trước khi ngành thời trang và các đối tượng công cộng công nhận chúng. Mối quan hệ của hai người kết thúc năm 1976 dù cho họ vẫn là những người bạn và là đồng nghiệp.

YSL-art-collection-Collec-016

Một góc nhìn BST của Yves Saint Laurent and Pierre Bergé Ảnh: Christie’s/EPA

Ngày nay, haute couture với Bergé đã chấm dứt, ông không còn gì ngoài tấm giấy phép bán nước hoa và túi xách, cùng một thời quá khứ với những siêu mẫu nhàm chán và các ngôi sao nhạc pop lắm tiền. Có thể chỉ có ở Pháp, một người đàn ông như vậy có thể trở thành người huy động quỹ cho các nhà xã hội ăn mặc đẹp như Francois Mitterand và Segolene Royal. Tôi đã mời Berge đo quần áo cho thủ tướng Anh và ông đã đồng ý xây dựng tủ quần áo ngày nghỉ cho David Cameron. Nhưng Bergé không phải là người ngưỡng mộ ngài thủ tướng. Ông ấy nói về Jeremy Corbyn chủ tịch đảng Lao Động Anh quốc: “Tôi thích ông ấy. Ông ấy là một kẻ mơ mộng và nếu thiếu những giấc mơ bạn sẽ chẳng có gì.” Nhưng khi Bergé nhìn tấm hình Corbyn vận tất đen ngắn đến mắt cá chân ông đã cảm thấy rùng mình tới mức không thể không nhận ra.

Cuối cuộc gặp mặt, Berge tập trung chú ý vào những người đàn ông trẻ mặc theo tông mùa thu. Họ đang chuẩn bị tới một buổi tiệc. “Chúng ta đi thôi. Hãy ăn mặc thật bảnh bao”

Ảnh: Regis Duvignau/Reuters

Ảnh: Regis Duvignau/Reuters

Buổi đấu giá đầu tiên dành cho thư viện của Pierre Bergé đạt được tổng cộng 11,68 triệu Euro tại nhà Sotheby’s. Buổi đấu giá này bao gồm 182 tác phẩm văn học được chọn lọc và ưa thích trong 6 thế kỷ. Chúng bao gồm nhiều tác phẩm từ phiên bản đầu tiên Sách Tự thú của thánh Augustine (St Augutine’s Confessions), in tại Strasbourg khoảng 1470 tới sách dán tranh ảnh của William Burroughs (Scrap Book 3) xuất bản năm 1979. Trong top đấu giá là bản Giáo dục tình cảm của Gustave Flaubert được bán với giá 587.720 Euro và Sự nghiệp của Louise Labé một trong những huyền thoại của văn học Pháp đạt giá 524.845 Euro. Sách được đấu giá 2016 – 2017 không chỉ là những tác phẩm văn học (phần chính của bộ sưu tập) mà còn bao gồm sách ở những lĩnh vực như thực vật học, làm vườn, nhạc và những nghiên cứu về triết học và chính trị.

Theo Guardian/2Luxury2

No more articles