Hơn 20 năm gắn bó với những chiếc đồng hồ quả lắc, anh thấm nhuần những giá trị tinh thần từ những chiếc máy đo thời gian mang lại. Dù mỗi chiếc đồng hồ khác nhau về hình dáng, nhưng đều chung một tiếng lòng, tiếng “tích tắc” lúc êm dịu, khi thánh thót.
Anh Thắng bắt đầu câu chuyện: “Đêm đó, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi bỗng chiêm bao, nằm mê thấy một chiếc đồng hồ quả lắc đang chạy, thì nó không hoạt động nữa; giật mình tỉnh giấc, nghe tiếng đồng hồ, khoảng gần 1 giờ. Và hơn một tuần sau, chính chiếc đồng hồ quả lắc trong mơ đó, khi tôi đang lên dây cót cho nó, thì bỗng dưng đứt cót. Tất nhiên, tôi có biện pháp xử lý ngay, dù vẫn biết sẽ không thể nào được như trước. Đó là một giấc mơ có thật, mới cách đây vài tháng.”…
Hơn 20 năm gắn bó với những chiếc đồng hồ quả lắc, anh thấm nhuần những giá trị tinh thần không gì sánh nổi từ những chiếc máy đo thời gian mang lại. Dù mỗi chiếc đồng hồ khác nhau về hình dáng, xuất xứ, nhưng đều chung một tiếng lòng, tiếng “tích tắc” lúc êm dịu, khi thánh thót. Với anh, nếu chỉ có niềm đam mê, thì vẫn còn thiếu nhiều lắm…
…Ông và cháu
“Tích tắc,… tích tắc…”, nghộ ghê, cậu bé Thắng cứ ngắm nghía mãi “cái hộp gỗ” của ông nội, bên trong có treo cái quả tròn, cứ lúc lắc không ngừng, và cứ “tích tắc… tích tắc…”. Thế rồi nghe dần thành quen, thấy vui tai và thích lắm, không nghe “tích tắc” là thấy nhớ.
Người đầu tiên truyền thụ cho anh những kiến thức, hiểu biết, những tinh túy nhất của “cái hộp gỗ, có tiếng tích tắc” là ông nội đáng kính. Mới đầu, ông cứ để anh nghe vậy thôi, đến khi thấy anh thích, ông mới dần chỉ bảo. Rồi anh đã không còn gọi là cái “hộp gỗ phát nhạc”, anh đã biết đó là cái đồng hồ quả lắc. Năm lên 8 tuổi, ông bắt đầu dạy anh cách lên dây cót cho đồng hồ. Khi đó, xem giờ thôi, với trẻ con vẫn là cái gì đó trừu tượng lắm. Vậy mà, anh được chạm vào đồng hồ, được lên dây cót, thật nhẹ nhàng, lên vừa tay thôi… Ông còn dạy anh, nếu thấy đồng hồ chạy nhanh thì hạ quả lắc xuống, nó chạy chậm thì nâng quả lắc lên…
Bài: Quốc Dũng Ảnh: Nguyễn Tuấn (vnav.vn)
Theo ICTpress.vn