[Chế tác] Plique-à-jour: theo tiếng Pháp nghĩa là để cho ánh sáng đi vào. Đây là một kỹ thuật tráng men thuỷ tinh – men được phủ lên các diện tích nhỏ gần giống như kỹ thuật men ô (cloisonné) nhưng không có lớp nền phía sau vì thế ánh sáng có thể đi qua lớp màu men trong. Hiệu ứng của kỹ thuật này giống như chúng ta nhìn lên những bức tiểu hoạ vẽ trên kính màu (trong nhà thờ). Kỹ thuật này rất khó, đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian (khoảng 4 tháng trên một sản phẩm) với khả năng thất bại cao. Vì thế nó chỉ được áp dụng trên những bề mặt rất nhỏ, bằng phẳng, ít bị co giãn.

Plique-à-jour được phát triển từ thế kỷ thứ 6 (thời đế chế Byzantine), kỹ thuật này gần giống như cloisonné nhưng sử dụng một lớp nền tạm thời. Sau khi nung, lớp nền này được tẩy đi bằng cách chà xát hoặc sử dụng acid. Tại Nhật, vào thế kỷ 19, người ta phát minh ra một kỹ thuật khác có tên gọi shotai-jippo (hoặc shotai shippo) cũng chỉ được áp dụng trên các bề mặt nhỏ, căng.

24175

Bướm trang sức sử dụng kỹ thuật Plique-à-jour bằng vàng 18K được nạm 90 viên kim cương và 3 viên ruby mài tròn