Logo
tiffany-co-logo

Tên
Tiffany & Company (thường được rút gọn là Tiffany hoặc Tiffany’s)

Cách đọc
Phiên âm tiếng Anh: /’tifəni/
Phiên âm tiếng Việt: típ-pha-ny

Ngành hàng
Trang sức, đồng hồ, đồ sứ, phụ kiện nước hoa, đồ da, đồ nội thất…

Người sáng lập
Charles Lewis Tiffany và John B. Young

Năm thành lập
1837

Trụ sở chính
New York, Mỹ

Những cột mốc của Tiffany & Co.
Ngày 18 tháng 9 năm 1837, Charles Lewis Tiffany và John B. Young đã cùng nhau mở một cửa hàng văn phòng phẩm mang tên “Tiffany, Young and Ellis” ở khu Lower Manhattan, New York. Đến năm 1853, Charles Lewis Tiffany đổi tên cửa hàng thành “Tiffany & Company” và chuyển hướng sản xuất các mặt hàng trang sức cao cấp. Điều khác biệt của Tiffany với các đối thủ tại thời điểm đó là tất cả các sản phẩm đều có mác giá rõ ràng và khách không được mặc cả với hình thức thanh toán duy nhất là tiền mặt tại chỗ.

Charles_Lewis_TiffanyCharles Lewis Tiffany

761px-Tiffany_Co_Union_Square_1887Bên trong cửa hàng Tiffany năm 1887

Năm 1845, Tiffany lần đầu tiên cho ra đời cuốn catalog in màu phục vụ khách hàng (hay còn gọi là “Blue Book” – Cuốn sổ xanh). Blue Book vẫn được hãng sử dụng tới bây giờ. Tiffany là nhà chế tác những thanh kiếm nghi lễ cho các tướng lĩnh trong Nội chiến Mỹ.

Năm 1878 đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử Tiffany: Charles Tiffany mua được một viên kim cương 287 carat màu vàng vào loại đẹp và quý nhất thế giới rồi đặt tên là viên kim cương Tiffany (Tiffany Diamond). Sau đó nó được cắt thành một viên kim cương có tới 90 mặt, nhiều hơn 32 mặt so với những viên kim cương lúc bấy giờ. Chính viên kim cương này đã mang lại tiếng tăm lừng lẫy cho Tiffany. Hiện nay, nó vẫn được trưng bày tại trụ sở của công ty.

Tiffany_Diamond2Tiffany Diamond – Biểu tượng của Tiffany & Co.

Không chỉ dừng lại ở đồ trang sức, Tiffany còn tham gia vào việc chỉnh sửa mẫu quốc ấn trên đồng đô la hay thiết kế cúp giải thưởng cho những sự kiện thể thao lớn của nước Mỹ và đặc biệt là cả Huân chương danh dự cho Hải quân Mỹ.

Năm 1886, Tiffany cho ra mắt mẫu nhẫn kim cương mà bất kì người phụ nữ nào cũng mong muốn sở hữu. Đó là một chiếc nhẫn làm bằng platin, đính một viên kim cương nhỏ trên chiếc đế 6 chấu. Đây là một sản phẩm mang tính biểu tượng của thương hiệu.

engagement_ring_5x2

Người sáng lập Charles qua đời năm 1902. Con trai Louis thay ông tiếp quản công việc kinh doanh, trở thành Giám đốc Thiết kế đầu tiên của thương hiệu. Louis được xem là người đứng sau những chuyển biến nghệ thuật mới của Tiffany thời kỳ này. Năm 1954, nhà thiết kế trang sức lừng danh Jean Schlumberger gia nhập Tiffany. Những món đồ trang sức cầu kỳ và sang trọng do ông thiết kế trở nên không thể thiếu với những phụ nữ sành điệu.

tumblr_mqt563ygu21r3scxwo1_1280Một thiết kế tinh xảo của Jean Schlumberger

Audrey-Hepburns-style-in-Breakfast-at-TiffanysNăm 1961, Tiffany trở thành một biểu tượng sau bộ phim “Breakfast at Tiffany’s”, với hình ảnh Audrey Hepburn đứng ngắm nhìn trang sức trước cửa hàng ở Đại lộ số 5, New York. 

Tính đến năm 2012, Tiffany đã có mặt ở 22 quốc gia và vẫn đang mở rộng chuỗi cửa hàng trên toàn thế giới.