Logo

Tên
Omega SA
(Omega)

Cách đọc
Tiếng Anh: /oʊˈmeɪɡə/

Ngành hàng
Đồng hồ xa xỉ, trang sức, đồ da

Năm thành lập
1848

Người sáng lập
Louis Brandt

President & CEO
Stephen Urquhart

Chairman
Nicholas G. Hayek (1928–2010)

Công ty mẹ
The Swatch Group

Trụ sở chính
Bienne, Thụy Sĩ
Rue Stämpfli 96 Bienne
2504 Switzerland

Giới thiệu thương hiệu
Omega thành lập năm 1848 và hiện tại là thành viên của đại gia đình Swatch Group – nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu thế giới. Trong lịch sửu hơn 160 năm tồn tại, Omega được biết đến như biểu trưng của chất lượng, sự mới mẻ và chuẩn xác. Trung thành với truyền thống tiên phong đi đầu, Omega ngày nay không ngừng sáng tạo và cải tiến trong mọi mặt của lĩnh vực đo thời gian: công nghệ và thiết kế đồng hồ phục vụ cho thể thao, phục vụ cho những môi trường làm việc khắc nghiệt (không gian hay dưới nước). Trong đó phải nhắc đến bộ chuyển động Co-Axial của hãng. Kể từ năm 1932, Omega là đối tác về thời gian liên tục qua 24 kỳ Thế vận hội. Hãng cũng đã đạt được thỏa thuận với Ủy ban Olympic quốc tế để đảm nhiệm vai trò quan trọng này đến hết năm 2020.

Louis Brandt thành lập Omega tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ năm ông 23 tuổi. Lúc này Louis là người chuyên lắp ráp đồng hồ bỏ túi bằng cách mua lại các bộ phận đồng hồ từ những người thợ trong vùng. Ông bán sản phẩm khắp vùng Italy đến Scandinavia, trong đó nước Anh là thị trường lớn nhất. Năm 1879, hai con trai của Louis là Louis-Paul và Cesar Brandt quản lý công ty sau cái chết của người cha.

Để có nguồn cung cấp vật liệu và phụ tùng tốt hơn, Omega chuyển đến vùng Gurzelen, Bienne nơi hãng vẫn đặt trụ sở chính ngày nay. Năm 1894, hãng giới thiệu bộ chuyển động đường kính (calibre) đầu tiên của mình, bắt đầu đặt nền móng cho sự phát triển thương hiệu Omega.

Cả hai anh em Louis-Paul và Cesar Brandt đều qua đời năm 1903. Công ty, lúc này sản xuất 240 ngàn chiếc đồng hồ một năm và thuê 800 nhân công, được đặt dưới sự lãnh đạo của những người trẻ tuổi trong gia đình Brandt. Người nhiều tuổi nhất trong ban lãnh đạo công ty lúc đó là Paul-Emile Brandt chưa đầy 24 tuổi.

Thế chiến thứ nhất đẩy nền kinh tế vào tình trạng khó khăn. Nhà Brandt quyết định sát nhập Omega với Tissot để vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Năm 1930, cả hai thương hiệu cùng gia nhập tập đoàn SSIH, Geneva, Thụy Sĩ. Tập đoàn SSIH sau đó phát triển và nhân rộng, thành lập nhiều công ty con. Trong đó có Lanco và Lemania, 2 nhà sản xuất bộ chuyển động chronograph nổi tiếng nhất của Omega. Những năm 1970 đánh dấu thời kỳ vàng son của SSIH khi tập đoàn này trở thành nhà sản xuất và lắp ráp đồng hồ số một Thụy Sĩ, thứ ba thế giới. Thời điểm này, Omega chiếm lĩnh thị trường của Rolex – đối thủ truyền kiếp của hãng trong thị trường đồng hồ xa xỉ. Hai thương hiệu Omega và Rolex được suy tôn cho ngôi vị “Vua của đồng hồ Thụy Sĩ”. Đồng hồ của Omega có xu hướng quay vòng về kiểu dáng và chú trọng đến mục đích sử dụng chuyên biệt. Trong khi Rolex thường sáng tạo hơn về kiểu dáng và nổi tiếng về những bộ phận cơ khí của đồng hồ.

Tình thế hoàn toàn thay đổi khi bước vào thời đại của đồng hồ quarzt. Sau thập kỉ 1970, hai nhà sản xuất đồng hồ Nhật Bản là Seiko và Citize với những chiếc đồng hồ quarzt đã hoàn toàn thống trị thị trường đồng hồ. Để giành lại thị phần, Rolex tập trung phát triển bộ đếm chronograph cơ khí đắt tiền của hãng. Trong khi Omega cố gắng cạnh tranh với các đối thủ xứ mặt trời bằng cách nghiên cứu phát triển laoij đồng hồ quartz với bộ chuyển động Thụy Sĩ.

Suy yếu tài chính đã khiến SSIH phải dùng đến các gói cứu trợ của ngân hàng. Seiko tiếp xúc SSIH và tỏ ý muốn mua lại Omega nhưng không thành. Thời điểm này, các gã khổng lồ của ngành đồng hồ Thụy Sĩ cũng điêu đứng như Allgemeine Schweizerische Uhrenindustrie AG (ASUAG – nhà cung cấp bộ chuyển động Thụy Sĩ và chuyên lắp ráp đồng hồ), Mido, Longines…

Sau khủng hoảng, ASUAG sát nhập với SSIH năm 1983. ASUAG-SSIH được mua lại bởi một nhóm đầu tư mà dẫn đầu là Nicolas Hayek. Với cái tên mới SMH (Société de Microélectronique et d’Horlogerie – có nghĩa là “Công ty Vi điện tử và Đồng hồ”) . SMH trở thành The Swatch Group năm 1998 – nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ hàng đầu thế giới ngày nay. Omega, Blancpain, Swatch và Breguet là những thương hiệu của Swatch Group.

Một số đồng hồ của Omega
Omega Seamaster Planet Ocean Chrono – Vỏ đồng hồ bằng thép không gỉ, mặt kính sapphire chống xước và chống lóa (cả 2 mặt kính). Mặt hiển thị nền đen, kim trắng, chịu nước ở độ sâu 600m tương đương 2000 feet! Đường kính mặt đồng hồ tương đối to 45,5mm thích hợp với nam giới có cổ tay lớn. Bộ chuyển động của đồng hồ là loại tự lên dây chronograph với cột bánh xe cơ khí và bộ thoát Co-Axial đảm bảo độ chính xác và độ ổn định của bộ chuyển động. Seamaster Planet Ocean Chrono có pin dự trữ năng lượng lến đến 60 giờ.

Omega De Ville – Ra đời năm 1999, De Ville là bộ sưu tập đồng hồ đầu tiên được tích hợp bộ thoát Co-Axial của Omega.

Omega Speedmaster Olympic Collection – Vỏ đồng hồ bằng thép không gỉ, mặt kính sapphire. Mặt hiển thị nền trắng, 5 vòng hiển thị nhỏ biểu trưng cho logo của Thế vận hội. Mặt đồng hồ có đường kính 41mm, dây đeo da đen có vân. Giá bán lẻ khoảng 9000 đô la Mĩ.

Một số địa chỉ bán hàng chính hãng Omega
Hà Nội, Việt Nam
New Watch
37 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm
Điện thoại: +84 4 3934 4865
Fax: +84 4 3934 5289

Thành phố Hồ Chí Minh
Omega boutique
Tic Tac Company
115 Đồng Khởi, quận 1
Điện thoại: +84 8 3829 6695
Fax: +84 8 3825 8268

Kuala Lumpur, Malaysia
Omega Boutique
Starhill Gallery
Indulge Floor
Shop G16
181 Jalan Bukit Bintang
55100 Kuala Lumpur
Điện thoại: +60 3 2144 00 35
Fax: +60 3 2148 00 37

Singapore
Omega Boutique
ION Orchard
Shop 01-11
2 Orchard Turn
238801 Singapore
Điện thoại: +65 650 99 712
Fax: +65 650 99 713

Paris, Pháp
Omega Boutique
Printemps
64, boulevard Haussman
75009 Paris
Điện thoại: +33 1 42 82 47 68

Amsterda, Hà Lan
Boutique Tourbillon
PC Hooftstraat 72
Điện thoại: +31 20 675 73 48
Fax: +31 20 679 23 66

New York, Mĩ
Omega Boutique

711 Fifth Avenue
New York, NY 10022
Điện thoại: +1 212 207 3333
Fax: +1 212 207 3736

No more articles