Logo
Tên
Mercedes-Benz
Cách đọc
Phiên âm tiếng Anh: /’məseidi:s benʒ/
Phiên âm tiếng Việt: mơ-xây-đi ben(-zơ)
Ngành hàng
Ô tô
Chủ sở hữu
Daimler AG
Người sáng lập
Karl Benz, Paul Daimler
Năm thành lập
1926
Trụ sở chính
Thành phố Stuttgart, Đức
www.mercedes-benz.com
Lịch sử Mercedes-Benz
Nhà sản xuất xe sang của Đức đã có lịch sử trên trăm năm và là một bộ phận của tập đoàn đa quốc gia Daimler AG.
Nhiều năm trước, khi gậy gỗ gụ và mũ chóp cao là phong cách thời trang và nổi bật trong giới thượng lưu thì Karl Benz và Gottlieb Daimler đã bận rộn giải phóng thế giới khỏi lưng ngựa. Nguyên mẫu của động cơ hiện đại ra đời năm 1886 nhưng không phải là kết quả hợp tác của họ mà là các nghiên cứu và phát triển độc lập nhưng đồng bộ. Mặc dù cả hai sống ở miền nam nước Đức nhưng theo tài liệu lịch sử thì họ không gặp nhau trong suốt thời gian đó.
Mặc dù đóng góp của hai ông cho sự phát triển của động cơ xăng bốn thì là như nhau nhưng Gottlieb Daimler là người thu hút được sự chú ý hơn. Sau thành công của Daimler trong đua xe, một doanh nhân người Áo giàu có tên là Emil Jellinek đã quan tâm đến việc sản xuất xe hơi tại Untertürkheim. Daimler và kỹ sư trưởng Wilhelm Maybach đã làm hài lòng Jellinek đến mức hai bên tiến tới hợp tác kinh doanh: Daimler sẽ cung cấp một số lượng lớn xe cho Jellinek với điều kiện chúng được đổi tên từ Daimler thành Mercedes – tên con gái của Jellinek – và quyền thay đổi thiết kế của xe cũng như quyền phân phối ở thị trường một số nước châu Âu, bao gồm Áo, Pháp và Bỉ.
Mercedes Jellinek
Trước khi bùng nổ Thế chiến I, Gotllieb Daimler đã nổi tiếng hơn so với Benz. Tuy nhiên, Benz đã cố gắng để đuổi kịp Daimler. Năm 1908, cả hai nhà sản xuất chia sẻ bục chiến thắng trong Grand Prix Pháp.
Sau khi chuyển đổi các nhà máy để phục vụ cho nhu cầu quân đội trong Thế chiến I, hai đối thủ đã đến với nhau do “hoàn cảnh xô đẩy”: tình trạng kinh tế bấp bênh và không có khả năng tự cung cấp. Cuối cùng, Motorengesellschaft của Daimler sáp nhập với Benz & Cie vào năm 1926, thành lập nên Daimler – Benz AG.
Kể từ đó, Mercedes-Benz đã sản xuất một số mẫu xe tốt nhất trên thế giới, trở thành biểu tượng của chất lượng hoàn hảo và kỹ thuật tiên tiến. Trong thực tế, những người đứng đằng sau thương hiệu chịu trách nhiệm cho sự phát triển của vô số cải tiến trên mỗi xen-ti-met giải phẫu học của xe.
Mặc dù bị chỉ trích và cáo buộc vi phạm nhân quyền trong Thế chiến II, Mercedes-Benz vẫn thành công trong việc xây dựng một đế chế ô tô, với sự ủng hộ mạnh mẽ của một số khách hàng cao cấp, chẳng hạn như các lãnh đạo nhà nước, thế lực truyền thông và giới nhà giàu.
Mercedes-Benz đã trở nên nổi tiếng đặc biệt đối với mẫu xe limousine. Vì chất lượng sản phẩm xuất sắc và nổi tiếng thế giới là không đủ nên Mercedes-Benz đi xa hơn với nhiều sáng kiến, đa số nhắm mục tiêu vào động cơ bốn xi-lanh.
28 năm sau khi Otto tiết lộ nguyên mẫu động cơ xăng bốn thì, Wilhelm Maybach đã hoàn thiện ý tưởng và xây dựng một động cơ cho Daimler sử dụng cho tàu thuyền. Phát triển của động cơ này cuối cùng giúp Daimler thực hiện ước mơ về phương tiện giao thông trên không, đường bộ và đường thủy. Khoảng 8 năm sau thì Daimler Phoenix trở thành chiếc xe đầu tiên trên thế giới được trang bị một động cơ như vậy.
Trong khi đó, Karl Benz đang bận rộn nghiên cứu động cơ piston bốn xi-lanh theo chiều ngang như một sự cải tiến cho thiết kế ngược lại của ông năm 1897. Năm 1900, động cơ thiết kế ngang được hoàn thiện. Một số lợi thế thiết kế ngang so với đối thủ là tiết kiệm không gian và động lực. Vị trí nằm ngang và piston đốt theo thứ tự gây ra rất ít rung động, trọng tâm thấp hơn và tạo nhiều không gian hơn cho các thiết bị khác như tăng áp hoặc siêu tăng áp.
Đầu những năm 1900, Maybach đổi mới kỹ thuật với sự phát triển của thiết kế động cơ “búa” cho Daimler trong đó hai trục cam điều khiển van hút và xả hai bên. Sau đó Daimler cũng ra mắt Simplex năm 1902, một chiếc xe đua chạy bằng động cơ bốn xi lanh thẳng hàng trang bị van nạp và van xả phía trên điều khiển bằng cần đẩy. Để đảm bảo nhiệt độ hoạt động thấp, thiết kế Simplex có cặp xi lanh có vách bao quanh để chứa dòng nước làm mát càng gần nguồn nhiệt càng tốt.
Daimler Simplex
Nguồn gốc của xe hybrid không phải gần đây mới xuất hiện. Trong thực tế, ý tưởng về chúng có từ những năm 1900 khi Mercedes Mixte được sản xuất. Những chiếc xe này được sử dụng động cơ 45 hoặc 70 mã lực để cấp năng lượng cho máy phát điện. Một thiết bị đặc biệt sau đó đã được sử dụng để chuyển đổi năng lượng điện thu được thành lực lái.
Mercedes-Benz cũng phá vỡ một số kỷ lục tốc độ, trong đó mốc 200km/h có lẽ là đáng nhớ nhất. Ý tưởng về một chiếc xe có thể đạt tốc độ trên vào đầu năm 1909 có vẻ xa vời nhưng Lightning của Benz đã thành công. Một hiệu suất như vậy chỉ có thể đạt được bằng cách tăng dung tích động cơ vào thời điểm đó và mặc dù tên nghe có vẻ “nhẹ” nhưng Lightning thực sự là một con “quái vật” trang bị động cơ 21,5 lít.
Benz Lightning
Sau một số cải tiến khác như sự ra đời của động cơ 3 van đánh lửa kép và 4 van, DMG (Daimler Mottorengesellshaft) đặt chân vào kỷ nguyên turbo tăng áp.
Xe tải động cơ diesel cũng là một trong những loại xe Benz chế tạo đầu tiên. Động cơ diesel OB 2 đã được tiết lộ vào năm 1923 và 1924 chứng kiến sự ra mắt của chiếc xe tải động cơ diesel đầu tiên trên thế giới. Ngay sau khi Daimler và Benz đã bắt tay vào thu lợi nhuận của các phát minh rực rỡ, 260 D xuất hiện đầu năm 1936: đó là xe chở khách động cơ diesel đầu tiên trên thế giới. Theo dự kiến, sau đó sẽ có một số cải tiến trên 260 D. Tuy nhiên, nhiệm vụ của nhà sản xuất Đức với động cơ diesel gọn nhẹ hơn đã sớm bị cản trở bởi sự bùng nổ Thế chiến II.
Sau khi buộc phải ngừng sản xuất xe khách và nghiên cứu động cơ trong chiến tranh, Mercedes-Benz lại tiếp tục hoạt động bằng cách phát hành 170 V vào năm 1946. Dựa trên 260 D, động cơ 4 xi-lanh 1.7 được trang bị cho 170 D trong năm 1949, một chiếc xe thổi bùng sự chú ý của khách hàng với thương hiệu và đảm bảo sự trở lại của công ty.
Trong những năm 50, Mercedes-Benz sản xuất một số xe đẹp nhất từ trước đến nay của họ như 190 và 300 SL. 190 là một chiếc roadster nhỏ gọn, được ca ngợi sau khi lập kỷ lục thế giới mới động cơ diesel vào năm 1959. 300SL là chiếc xe cửa mở kiểu cánh chim nổi tiếng. Ngoài vẻ đẹp, 300 SL còn là chiếc xe sản xuất đầu tiên được trang bị công nghệ phun nhiên liệu thời kỳ đầu.
Mercedes-Benz 300 SL
Bước sang những năm 80, thế giới ngày càng quan tâm đến những tác động của khí thải CO2 và ô nhiễm do xe hơi nói chung. Mercedes-Benz là những người đầu tiên thực hiện quy định thông qua việc giới thiệu bộ chuyển đổi xúc tác vòng kín ba chiều vào năm 1985. Với bộ xúc tác này và một số thay đổi dầu lọc, xe Mercedes-Benz ngày càng tiên tiến hơn.
Đến đầu năm 1990, nhiều xe động cơ diesel của Mercedes-Benz đã hoàn toàn chuyển sang hệ thống hút/xả bốn van và bộ chế hòa khí đã thay bằng hệ thống phun nhiên liệu. Một vài năm sau, Mercedes-Benz chuyển sang phát triển siêu tăng áp thông qua việc ra mắt C 230 Kompressor.
Sau khi đánh dấu một kỷ nguyên mới trong công nghệ tăng áp cơ khí, Mercedes tiếp tục vượt qua “biên giới” mới thông qua việc công bố các mẫu concept kỹ thuật và thiết kế mới. Hệ thống BlueTec công bố vào năm 2005 đã được phát triển nhằm cắt giảm phát thải CO2. Hai sự kiện đáng chú ý khác diễn ra cùng năm là việc phát hành của động cơ A 200 Turbo cho A-Klasse và mẫu concept Bionic.
Mercedes-Benz là hãng xe đầu tiên trang bị ABS và hệ thống ESP trên xe ô tô. Động cơ DiesOtto ra mắt tại Frankfurt 2004 tự hào có buồng đốt biến thiên đồng thời cung cấp những ưu điểm của cả động cơ xăng và dầu diesel. Hệ thống CAI (Controlled Auto Ignition – kiểm soát tự động đánh lửa) cho phép bugi ngừng đánh lửa ở nhiệt độ cao khi xăng có thể được đốt cháy giống diesel.
Mercedes-Benz còn tiên phong trong việc phát triển hệ thống an toàn, một trong số đó là hệ thống Pre-Safe để phát hiện một vụ tai nạn sắp xảy ra và chuẩn bị hệ thống an toàn của xe để đáp ứng tối ưu. Nó cũng tính toán lực phanh tối ưu cần thiết để tránh tai nạn trong tình huống khẩn cấp. Hành khách cũng được chuẩn bị bằng cách thắt chặt dây an toàn, đóng cửa sổ trời và cửa sổ, di chuyển chỗ ngồi vào vị trí tối ưu.
Rất nhiều nhà độ xe có cảm hứng với xe của Mercedes Benz như Brabus, Carlsson, Kleemann và Renntech. Tuy nhiên, Mercedes Benz đã mua lại AMG từ năm 1999 để thành lập một bộ phận tùy chỉnh riêng, chuyên sản xuất xe công suất cao cho hãng.
Ký hiệu tên xe
Cho đến năm 1994, Mercedes-Benz đã sử dụng một hệ thống chữ số để phân loại xe của hãng, bao gồm một dãy số xấp xỉ dung tích của động cơ theo đơn vị lít, tiếp theo là sắp xếp hậu tố chữ cái để chỉ kiểu thân vỏ và loại động cơ.
“C” là kiểu thân coupe hoặc mui trần (cabriolet).
“D” cho biết chiếc xe được trang bị một động cơ diesel.
“E” (viết tắt của “Einspritzung”) cho thấy động cơ của chiếc xe được trang bị với hệ thống phun nhiên liệu. Trong hầu hết các trường hợp (600 limousine là ngoại lệ), nếu không có ký hiệu “E” hoặc “D” thì chiếc xe có động cơ xăng với bộ chế hòa khí.
“G” để chỉ xe off-road.
“K” (Kompressor) đã được sử dụng vào những năm 1930, cho thấy xe trang bị một bộ siêu tăng áp. Ngoại trừ SSK, “K” trong ký hiệu này để chỉ “Kurz” (chiều dài cơ sở ngắn).
“L” để chỉ “Leicht” cho các mô hình thể thao, và “Lang” (chiều dài cơ sở dài) cho các mô hình sedan.
“R” chỉ “Rennen” (đua xe), được sử dụng cho những chiếc xe đua (ví dụ 300SLR).
“S” chỉ Sonderklasse “hạng đặc biệt” cho các mô hình cao cấp nhất .
“T” chỉ “Touring” và kiểu thân station wagon.
Từ năm 1994, Mercedes-Benz sửa đổi hệ thống đặt tên. Mô hình được chia thành “Class” và các chữ cái phía trước, tiếp theo là 3 chữ số (hoặc 2 chữ số cho các dòng xe AMG) với con số xấp xỉ bằng dung tích động cơ tính theo đơn vị lít nhân với 10. Các biến thể của cùng một mô hình như một phiên bản wagon hoặc trang bị động cơ diesel không còn chữ cái riêng biệt. Siêu xe SLR và SLS là ngoại lệ.
Ngày nay, nhiều ký hiệu số không còn phản ánh thực tế dung tích của động cơ mà về hiệu suất tương đối và vị trí tiếp thị. Mặc dù dung tích động cơ chưa đến 2 lít nhưng động cơ trong A45 AMG sản xuất hơn 375 mã lực nên ký hiệu cao hơn để chỉ hiệu suất cao. Một ví dụ khác là CGI E250 có hiệu suất cao hơn so với CGI E200 do điều chỉnh động cơ mặc dù cả hai đều có động cơ 1,8 lít. Từ quan điểm tiếp thị, E200 có vẻ “cao cấp” hơn E180. Mô hình AMG gần đây sử dụng “63” (để vinh danh động cơ M100 6,3 lít những năm 1960) dù đã được trang bị với động cơ 6,2 lít (M156) hoặc 5,5 lít (M157).
Một số mô hình có ký hiệu chỉ tính năng đặc biệt:
“4MATIC” cho thấy chiếc xe được trang bị dẫn động 4 bánh.
“BlueTEC” cho thấy động cơ diesel với bộ lọc xúc tác giảm khí thải.
“BlueEFFICIENCY” chỉ tiết kiệm nhiên liệu đặc biệt
“CGI” (Charged Gasoline Injection) chỉ phun xăng trực tiếp.
“CDI” (Common -rail Direct Injection) chỉ động cơ diesel common-rail.
” Hybrid” chỉ xe sử dụng hệ thống xăng-điện hoặc diesel-điện hybrid.
“NGT” cho thấy một động cơ xăng sử dụng khí tự nhiên.
“Kompressor” cho thấy một động cơ tăng áp.
” Turbo” cho thấy một động cơ tăng áp, chỉ được sử dụng trên A-, B-, E- và GLK-Class.
Tất cả ký hiệu trên có thể được xóa theo yêu cầu của khách hàng.
Danh mục xe hiện hành
Mercedes-Benz có danh mục đầy đủ các xe chở khách, xe thương mại nặng và nhẹ. Xe được sản xuất ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Mô hình:
A-Class – Hatchback
B-Class – xe đa dụng (MPV)
C-Class – Saloon, Estate & Coupé
CL-Class – Coupé hạng sang
CLA-Class – Coupé 4 cửa
CLS-Class – Coupé 4 cửa và Estate
E-Class – Sedan, Estate, Coupé và Cabriolet
G-Class – xe đa dụng thể thao (SUV)
GL-Class – xe đa dụng thể thao (SUV)
GLA-Class – xe đa dụng thể thao (SUV)
GLK-Class – xe đa dụng thể thao (SUV)
M-Class – xe đa dụng thể thao (SUV)
R-Class – xe đa dụng (MPV)
S-Class – Sedan hạng sang
SL-Class – mui trần 2 chỗ
SLK-Class – mui trần 2 chỗ
SLS AMG – Coupé và mui trần 2 chỗ
Viano – xe đa dụng (MPV)
Citan – Mini MPV
Mercedes-Benz bắt đầu sản xuất xe tại Việt Nam từ năm 1995. Nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam đặt tại địa chỉ 693 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Mercedes-Benz hiện có đại lý bán hàng ở 5 tỉnh thành của Việt Nam gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.