Logo

lacoste_logo2

Tên
Lacoste S.A

Cách đọc
Đọc theo tiếng Anh: /lə’kɔːst/

Ngành hàng
Thời trang, nước hoa, giày, phụ kiện

Người sáng lập
René Lacoste (1904 – 1996) và André Gillier (1882 – 1935)

Năm thành lập
1933 tại Troyes, Pháp

CEO
José-Luis Durán

Giám đốc nghệ thuật
Felipe Oliveira Baptista

Chủ sở hữu
Maus Frères S.A

Trụ sở chính
Troyes, Pháp

Trụ sở tại Mỹ
New York, USA
551 Madison Avenue
New York 10020
Điện thoại: +1-212-750-1090
Trang chủ: www.lacoste.com

Giới thiệu thương hiệu
Năm 1926, trong giải tennis US Open, René Lacoste đã mặc chiếc áo thi đấu do ông tự thiết kế: áo ngắn tay màu trắng may từ một loại vải nhẹ gọi là “jersey petit piqué” (có nghĩa là “sự gợi cảm nhỏ xinh”), có khả năng thấm mồ hôi và bay hơi cực nhanh. Có thể nói, đây là trang phục kiểu thể thao đầu tiên trên thế giới – kiểu áo mà ngày nay ta quen gọi với cái tên ‘áo polo’.

95g32/huch/1259/hh0434

René Lacoste với chiếc áo được người bạn thân Roberts Georges thêu hình cá sấu

Một năm sau đó, trong thời gian thi đấu tranh cúp David trên đất Mỹ, báo chí nước này đã đặt cho René Lacoste biệt hiệu Alligator – nghĩa là ‘cá sấu’, sau khi họ biết chuyện ông đánh cá với đội trưởng một chiếc vali bằng da cá sấu cho trận đấu quan trọng ngày hôm sau. Mặc dù thất bại nhưng chàng thanh niên René Lacoste đã được khen ngợi về tinh thần chiến đấu – gan lỳ, lăn xả, quyết tâm như một con cá sấu. Sau này, Roberts Georges, một người bạn của René Lascote đã thêu hình con cá sấu lên mỗi chiếc áo mà ông mặc ra sân thi đấu.

Năm 1929, khi vào chơi trận chung kết Roland Garros tại Paris, René Lacoste bị yêu cầu không được mặc áo ngắn tay vì điều này đi ngược truyền thống, và ông đã trả lời, sẽ không chịu thi đấu nếu không được mặc chiếc áo của mình. Và đây chính là khởi đầu cho một trào lưu ăn mặc mới ở các giải Grand Slam.

Rene-Lacoste-Andre-Gillier

André Gillier (trái) và René Lacoste (phải)

Những chiếc áo Lascote đầu tiên đều màu trắng, ngắn hơn áo T-shirt phổ thông ở thời đó, cổ viền và tay ngắn. Năm 1933, sau khi giã từ sự nghiệp tennis, René Lacoste kết hợp với André Gillier – ông chủ kiêm giám đốc nhà máy dệt kim lớn nhất nước Pháp để thành lập nên công ty chuyên sản xuất loại áo thi đấu tennis có thêu logo trước ngực, sau đó mở rộng ra cho cả môn golf và đua thuyền. Đây là lần đầu tiên trên thị trường có loại quần áo mà nhãn hiệu của nó xuất hiện phía bên ngoài – chứ không phải bên trong. Và logo của Lacoste dĩ nhiên là một con cá sấu trông rất “ngổ ngáo”.

chemise-lacoste

Mẫu áo tennis “Le chemise Lacoste” mã 1212 đầu tiên của hãng. 

Công việc làm ăn phát triển thuận lợi cho đến năm 1939 thì bị ngưng trệ do Thế chiến thứ hai và bắt đầu trở lại vào năm 1946. Năm 1951, Lacoste cho xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang Italia, đồng thời đưa thêm các màu sắc khác vào sản phẩm bên cạnh màu trắng truyền thống. Năm 1952, quần áo hiệu Lacoste được xuất sang Mỹ và cho tới năm 1959, công ty đã cho ra đời những bộ sưu tập dành cho trẻ em.

Năm 1960, công ty sản xuất thêm quần short và đưa loại áo T-shirt polo sọc vào danh mục sản phẩm. Một năm sau đó, Lacoste ký hợp đồng phân phối và xây dựng nhà máy ở Tây Ban Nha, bắt đầu chiến dịch mở rộng thị trường một cách toàn diện nhất. Năm 1963, Bernard Lacoste thay bố giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Năm 1964, công ty tiến vào một thị trường mới ở phương Đông, đó là Nhật Bản, đồng thời đạt được thỏa thuận về việc xây dựng nhà máy ở Mỹ. Trong thập niên 70, Lacoste tiếp tục xây dựng các nhà máy mới ở Nhật và Brazil, đồng thời ký thỏa thuận với L’amy về việc phát triển sản phẩm kính mắt. Năm 1981, Lacoste mở boutique đầu tiên tại đại lộ Victor Hugo, thủ đô Paris.

Rene-Lacoste-2

“Người cá sấu” René Lacoste trong một hình ảnh quảng cáo.

Thập niên 1980, Lacoste tiếp tục tấn công các thị trường mới là Australia, Hàn Quốc Argentina, Thái Lan, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ… đồng thời cho ra các dòng sản phẩm mới bao gồm giầy tennis, đi bộ, bộ đồ sử dụng trong nhà tắm. Thập niên 1990, Lacoste giới thiệu với người tiêu dùng trên khắp thế giới dòng đồng hồ sành điệu, được sản xuất bởi công ty Roventa – Henex (Thụy Sỹ). Sau đó, hãng nhảy vào thị trường Trung Quốc, mở các boutique trên khắp nước Mỹ, xâm nhập thị trường Nga. Năm 2000 – 2001, Lacoste lần đầu tiên tung ra các mẫu túi xách, va li du lịch cùng các sản phẩm đồ da nhỏ nhắn như xắc, ví…

lacoste-kid-fall-winter-2012

Một hình ảnh thuộc bộ sưu tập trẻ em mùa Thu Đông 2012 của Lacoste

Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa Lacoste và P&G cũng mang lại nhiều dòng nước hoa quyến rũ cho cả nam và nữ. Năm 2002, Lacoste thay đổi hoàn toàn khái niệm về boutique, đa dạng hơn, rực rỡ hơn thay cho một màu trắng thuần khiết từ bao năm qua. Năm 2004, “Touch of Pink” của Lacoste lọt vào danh sách các loại nước hoa bán chạy nhất tại châu Âu.

lacoste-touch-of-pink

“Touch of Pink” của Lacoste

Sau hàng chục năm thăng trầm, cho đến bây giờ, Lacoste đã là một cái tên đầy sức mạnh, bảo chứng cho những gì thuộc về đẳng cấp, lịch sử cũng như giá trị lâu bền. Năm 2005, hơn 50 triệu sản phẩm Lacoste đã được tiêu thụ ở hơn 110 nước. Trong vòng 15 năm qua, từ chỗ chỉ chú trọng vào khách hàng là nam giới, Lacoste đã tạo được sức hút đáng kể với nữ giới.

Năm 1997, tỉ lệ khách hàng của Lacoste là 7% phụ nữ, 3% trẻ em, 90% đàn ông. Còn bây giờ là 30% phụ nữ, 70% đàn ông, riêng ở Mỹ, con số này là 45% phụ nữ và 55% đàn ông. Sản phẩm của Lacoste cũng trở nên đa dạng hơn, từ chỗ 93% là quần áo năm 1998 cho đến nay đã là 62% quần áo và 38% các sản phẩm khác, trong đó riêng giày và túi đã chiếm 7%.

Khi được hỏi về việc phải cạnh tranh với các thương hiệu thời trang kiểu “ăn liền”, ông Philippe Lacoste (cháu nội của René Lacoste) đã nói rất tự tin: “Hình ảnh của chúng tôi là độc nhất vô nhị và cực kỳ dễ nhận biết. Nó đại diện cho tinh thần và cảm giác của rất nhiều tuýp người khác nhau – nhưng họ cùng có chung mục đích, đó là đi tìm phong cách đặc trưng và chất lượng của thứ mà họ muốn mặc trên người. Những gì chúng tôi làm là giải thích lịch sử và các giá trị theo một cách hiện đại hơn. Nhưng, chúng tôi không thay đổi như bốn mùa trong năm được”.

Rene-Lacoste-3

René Lacoste những năm cuối đời

Tinh thần và đam mê thể thao của René Lacoste ngày nay vẫn được thắp sáng qua quỹ từ thiện mang tên ông: Quỹ René Lacoste mang đến cơ hội theo đuổi đam mê thể thao cho những thần đồng có hoàn cảnh đặc biệt. 

Địa chỉ Lacoste chính hãng tại Việt Nam

Hà Nội
Pacific Place
83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm
Điện thoại: +84 (0) 4 3946 0108

Landmark Tower
Tầng trệt, Khu mua sắm Parkson Landmark, Block E6
Đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy
Điện thoại: +84 (0) 4 3837 8266

Royal City
B1-R3-18, Vincom Megamall, 72A đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân
Điện thoại: +84 (0) 4 6664 2238

Parkson Viettower
Tầng trệt, 198 phố Tây Sơn, quận Đống Đa
Điện thoại: +84 (0) 4 3857 5034

Thành phố Hồ Chí Minh
Corner Lacoste STP
Tầng 1, Saigon Tourist Plaza, 35 BIS Lê Thánh Tôn, quận 1
Điện thoại: +84 (0) 8 3824 8285

Lacoste New World
76 Lê Lai, quận 1
Điện thoại: +84 (0) 8 3521 0383

Lacoste Paragon
Tầng trệt, Khu mua sắm Parkson Paragon, số 03 Nguyễn Lương Bằng, quận 7
Điện thoại: +84 (0) 8 5416 0556

Lacoste Parkson Hùng Vương
Tầng trệt, Trung tâm mua sắm Parkson Hùng Vương, 126 Hùng Vương, quận 5
Điện thoại: +84 (0) 8 2242 8598

Lacoste Vincom A
L2-20-21,Vincom A Shopping Mall, 171 Đồng Khởi, quận 1
700000 Ho Chi Minh City
Điện thoại: +84 (0) 8 3936 9197