LuxeVN – Để kỷ niệm 1 năm khai trương, cửa hàng Sadec District (SD) đã bắt tay với hoạ sĩ Lê Thiết Cương ra mắt bộ đồ ăn bằng gốm lấy cảm hứng từ những đường nét tạo hình tiêu biểu trong tranh Lê Thiết Cương.

IMG_9928Mới xuất hiện 1 năm nay nhưng Sadec District (nằm trong khu phức hợp mỹ thuật ứng dụng có tên Nhà ga 3A, địa chỉ 3A Tôn Đức Thắng, q.1, tp.HCM) đã có tiếng là nơi tiên phong trong phong cách lựa chọn và bán các sản phẩm đồ dùng, đồ trang trí gia đình “có gout”.

Sản phẩm bán tại SD chủ yếu là đồ thủ công với các chất liệu gốm sứ, thủy tinh, mây tre lá, vải sợi, kim loại… của các làng nghề vùng châu thổ sông Mekong và các nước khu vực Đông Nam Á.

Logo SD và chữ ký LTC

Dấu ấn hợp tác giữa Sadec District và hoạ sĩ Lê Thiết Cương là chữ ký của hoạ sĩ trên từng sản phẩm kèm với logo của thương hiệu

Từ chọn lọc những nguồn sản phẩm độc đáo, lần đầu tiên, SD ra mắt một bộ sản phẩm mang thương hiệu của mình với sự hợp tác cùng hoạ sĩ Lê Thiết Cương.

Vì sao SD bắt tay cùng Lê Thiết Cương? Những người sáng lập SD cho biết họ đã “âm mưu” về sự hợp tác này từ khá lâu. Lý do là SD tìm thấy trong phong cách nghệ thuật của vị hoạ sĩ này tinh thần thuần Việt hiện đại. Ngoài ra sự đồng điệu giữa hai bên còn là tinh thần tối giản và sự biến hoá trong tạo hình có tính ứng dụng cao trên nhiều chất liệu nghệ thuật.

IMG_2157IMG_2077IMG_2171Sản phẩm hợp tác giữa SD và hoạ sĩ Lê Thiết Cương là bộ gốm bàn ăn sử dụng hàng ngày, giản dị và mang tính ứng dụng cao. Với 6 mẫu: chén cơm, đĩa lót chén, chén đựng nước chấm, đĩa lỡ, đĩa lớn và tô canh, bộ sản phẩm có thể sử dụng cho bữa cơm hàng ngày của người Việt nhưng cũng có thể dùng cho bữa ăn kiểu Tây với đĩa món chính, đĩa salad và chén súp. Riêng cặp đĩa lớn và nhỡ đều có hai loại hoa văn hoán đổi hoa sen và người cầu nguyện để dễ dàng lựa chọn và kết hợp chúng trên bàn ăn.

Tranh 1

Một trong những bức hoạ gợi cảm hứng cho bộ sản phẩm gốm hợp tác giữa SD và hoạ sĩ Lê Thiết Cương

Chia sẻ về sự hợp tác này, hoạ sĩ Lê Thiết Cương nói: “Kiểu vẽ tối giản của tôi hợp với gốm. Tôi đã vẽ đĩa và lọ gốm Bát Tràng từ năm 1995 . Hiện vẫn vẽ và bầy ở Gallery 39A Lý Quốc Sư. Nhưng hợp tác với SD là lần đầu gốm có hình vẽ của tôi chuyển hướng sang mỹ thuật ứng dụng, đa bản chứ không thuần mỹ thuật và đơn bản nữa.” Được biết, để có được thành quả cuối cùng, SD đã phải mất hơn 100 ngày kể từ khi bàn bạc ý tưởng, đề nghị hợp tác với họa sĩ, đến thiết kế, ra mẫu, chỉnh sửa, trông chờ từng ngày mẻ gốm vào lò nung…

Công đoạn kiểm men

Co?ng ?oa?n ve? hoa  văn sản phẩm

Sản phẩm được chế tác thủ công tại xưởng gốm Cẩm Hà

Xưởng gốm Cẩm Hà là nơi được chọn để sản xuất sản phẩm này. Đây là xưởng gốm do nhà văn Đoàn Minh Phượng phát triển, được đặt ở Thú Đức (tp.HCM). Xưởng gốm này sử dụng và nỗ lực tiếp nối các kỹ nghệ sản xuất gốm truyền thống Việt Nam. Bộ sản phẩm này hoàn toàn được sản xuất thủ công tất cả các công đoạn và họa tiết được vẽ bằng tay. Từng món đồ gốm được nung ở nhiệt độ 1180 độ C, dùng đc lò vi sóng, máy rửa chén, an toàn thực phẩm.

Hiếu Vân