LuxeVN – Thời trang xa xỉ (luxury) và thời trang phổ thông (mỳ ăn liền) từng có những khác biệt rất lớn! Nhưng qua thời gian cùng sự thiếu vắng của các sáng tạo cao cấp trong dòng sản phẩm xa xỉ. Hiện tại, đã manh nha xuất hiện một trật tự mới.

1150651

Trước đây, phong cách thời trang xa xỉ không có tuổi còn thời trang mỳ ăn liền thì sớm nở tối tàn. Thời trang xa xỉ đắt giá, độc nhất và được làm riêng cho từng cá nhân trong khi thời trang phổ thông rẻ tiền, thông dụng và theo trào lưu. Thời trang xa xỉ nhấn vào những chất liệu tốt nhất và phương pháp chế tác thì thời trang phổ thông tập trung vào giá cả và văn hóa phổ thông. Những người tiêu thụ sản phẩm xa xỉ thì quan trọng chất lượng và sự riêng biệt. Trong khi, những người dùng sản phẩm thời trang phổ thông tìm kiếm những thứ gần gũi và rẻ.

Hiện tại, tuy vẫn còn sự khác biệt nhưng lằn ranh giữa thời trang xa xỉ và mỳ ăn liền qua nhiều thập kỷ đã ngày càng trở nên mỏng manh. 

Những thiết kế thời trang đại trà cao cấp (high street fashion) cũng đã rất phong cách, nó đôi khi có sự pha trộn và giống như những sản phẩm thời trang xa xỉ; những dịch vụ mua sắm cá nhân ở những khu high street hiện tại cũng tốt như trong những nhà thời trang xa xỉ. Những cửa hàng đại trà cũng cung cấp cho người tiêu dùng khả năng mua sắm tại 1 địa điểm (one-stop shopping) bao gồm các dịch vụ từ makeup tới phụ kiện, phục vụ tới từng cá nhân và đáp ứng được nhiều dịch vụ trong cùng một mái nhà.

Những nhà thời trang xa xỉ đang tăng số lượng ra đời những bộ sưu tập, cũng như tăng tốc độ đưa chúng từ sàn catwalk ra cửa hàng

Và để chống lại xu thế của thời trang cao cấp đại trà, các hãng xa xỉ nhanh chóng tăng số lượng các bộ sưu tập và cả tốc độ đưa chúng từ sàn catwalk ra các cửa hàng. Sử dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại và với những kênh cung ứng được quản lý tốt hơn, hiện tại, các hãng xa xỉ đưa ra ít nhất 2 bộ sưu tập ready-to-wear, 2 bộ sưu tập couture cho nữ mỗi năm, cũng như BST chớm thu, các dòng thời trang resort, sản phẩm cho nam, các dòng phụ kiện. Họ cũng tăng lượng các loại sản phẩm khác nhau trong những cửa hàng cả online và cửa hàng thường – Nhưng tất cả điều này tạo ra một cái giá phải trả.

Nhà thiết kế Raf Simons

Nhà thiết kế Raf Simons

Những nhà thiết kế tay nghề cao hiện đang rời bỏ những vị trí uy tín. Điều này cho thấy áp lực của việc phải tổ chức quá nhiều show trong năm không thuận lợi cho việc đem lại một môi trường cho phép sự sáng tạo phát triển.

Khi bạn phải làm 6 chương trình trình diễn trong năm, bạn sẽ không có đủ thời gian để kiểm soát toàn bộ quy trình

Raf Simons, người gần đây đã từ chối gia hạn hợp đồng tại Dior đã nói với nhà báo Kathy Horyn: “Khi bạn phải tổ chức 6 buổi trình diễn một năm, sẽ không có đủ thời gian để kiểm soát toàn bộ quy trình. Bạn không có thời gian để thai nghén ý tưởng trong khi điều này rất quan trọng. Khi bạn thử một ý tưởng, bạn nhìn vào nó và nghĩ sẽ để nó lại đấy đã trong một tuần và nghĩ về nó sau. Nhưng điều này là không thể khi bạn chỉ có 1 đội ngũ để làm tất cả các bộ sưu tập”.

Alber Elbaz cũng có những lý do tương tự khi rời Lanvin. Và chúng ta đều biết về công việc khâu may cùng những tổn hại gây ra bởi áp lực của vòng quay thời trang với những người như John Galliano, Alexander McQueen và Christophe Decamin, cựu giám đốc sáng tạo của Balmain người đã phải nhập viện do trầm cảm.

Nhà thiết kế Alber Elbaz

Nhà thiết kế Alber Elbaz

Raf Simons còn cho rằng, khi những giám đốc sáng tạo tổn hại, sự sáng tạo trong thiết kế cũng vậy. Và bởi mọi tổ chức thời trang xa xỉ đều được xây dựng trên những sản phẩm độc nhất, sáng tạo, nếu các sản phẩm này không đạt tới chuẩn cần thiết, khách hàng sẽ thất vọng.

“Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy càng ngày càng nhiều bạn tôi đi mua sắm các sản phẩm thời trang đại trà”, Chere Di Boscio – tổng biên tập của tạp chí Eluxe nói “Khi tôi hỏi họ tại sao, họ luôn có cùng câu trả lời: Họ có thể mua những thiết kế nguyên bản từ một thương hiệu xa xỉ. Nhưng tại sao lại phải trả thêm một khoản tiền trong khi 2 sản phẩm gần như tương tự và dù sao cũng sẽ nhanh chóng lỗi mốt trong một thời gian ngắn?”

Có vài điều để nói về việc này. Việc tăng chu kỳ của các bộ sưu tập xa xỉ và tăng tốc độ của chúng ra cửa hàng không chỉ mất đi những tài năng mà còn mất đi tính riêng biệt của các sản phẩm. Thời trang đại trà rất nhanh bắt chước những gì diễn ra trên sàn catwalk. Và kết quả là sự xuất hiện nhan nhản các bộ sưu tập này làm người tiêu dùng nhanh chóng nhàm chán và cũng làm giảm đi tính độc nhất mà đáng lẽ chúng phải đại diện một cách lâu dài.

Nhà thiết kế Azzedine Alaia

Nhà thiết kế Azzedine Alaia

Chính điều này lại cũng là một nguyên nhân khiến cho các thương hiệu xa xỉ cảm nhận được áp lực phải tạo ra gì đó mới mẻ vì sự chú ý tới các sản phẩm bị giảm đi. Thực vậy, vòng quay thời trang hiện tại quá nhanh, và gây khó khăn cho các thương hiệu với cả việc tìm ra những sản phẩm nhái để kiện. Nhưng ngay cả khi họ có thể làm điều đó, tới lúc đứng trước tòa, những hãng thời trang đại trà cũng đã thu được lợi nhuận kha khá và đó cũng là thời điểm để chuyển sang một thiết kế khác với họ.

Giải pháp duy nhất là đột ngột giảm tốc mọi thứ

 

Một trong những nhà thiết kế huyền thoại quyết định làm việc đó là Azzedine Alaia, người tạo ra chỉ một BST cho mỗi mùa thời trang. Ông ấy không chụp chiến dịch quảng cáo, rất hiếm khi gửi mẫu quần áo cho tạp chí và không có những show trình diễn cho những blogger, người nổi tiếng và báo chí. Thay vào đó, ông tạo sản phẩm cho những khách hàng trung thành – Những người hiểu phong cách và dáng của họ, đồng thời là người mua có chọn lọc thay vì mua vô tội vạ. Tóm lại, ông đã nắm lấy điều bản chất nhất của sự xa xỉ: tính bền vững. Và liệu sẽ có thêm thương hiệu hay nhà thiết kế nào quyết định giống như ông ấy?

Theo Luxury Society