Những thú vị nho nhỏ về cà vạt

Từ xa xưa, ở trên khắp thế giới khăn quàng cổ luôn là vật chia giai cấp, là thước đo giá trị con người trong cả xã hội và quân đội. Màu khăn cũng là tiêu chuẩn phân định thứ bậc. Chính vì thế ngoài lịch sử chính thống coi những lính đánh thuê người Croatia khai sinh ra cà vạt thì còn nhiều giả thiết khác về lịch sử của món phụ kiện thời trang bất tiện này.

Khi khai quật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, người ta phát hiện khoảng 7.500 tượng binh lính bằng đất nung được dựng quanh lăng mộ. Những pho tượng này có niên đại khoảng năm 221 trước Công nguyên. Điều đặc biệt là quanh cổ mỗi pho tượng đều có một khăn lụa được thắt nơ cẩn thận. Và trông chúng có vẻ là một vật trang sức có chức năng giống như cà vạt. Vào năm 16 trước Công nguyên, hàng triệu cuộn lụa đã được Trung Hoa dành riêng cho việc may khăn cho binh sĩ, vừa là một kiểu binh phục, vừa thêm đẹp mắt.

Khi khai quật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, người ta phát hiện khoảng 7.500 tượng binh lính bằng đất nung được dựng quanh lăng mộ. Những pho tượng này có niên đại khoảng năm 221 trước Công nguyên. Điều đặc biệt là quanh cổ mỗi pho tượng đều có một khăn lụa được thắt nơ cẩn thận. Và trông chúng có vẻ là một vật trang sức có chức năng giống như cà vạt. Vào năm 16 trước Công nguyên, hàng triệu cuộn lụa đã được Trung Hoa dành riêng cho việc may khăn cho binh sĩ, vừa là một kiểu binh phục, vừa thêm đẹp mắt.

Binh sĩ La Mã xưa cũng từng quấn khăn quanh cổ, dường như phân chia giai tầng hẳn hoi qua vật này. Binh lính khăn xanh, “sĩ quan” khăn vàng, còn khăn đỏ là dành cho bậc tướng lĩnh, được quyền họp bàn với hoàng đế. Một trong những bức phù điêu nổi tiếng về y phục La Mã (năm 113) về binh đoàn Trajan cho thấy rõ điều này.

Binh sĩ La Mã xưa cũng từng quấn khăn quanh cổ, dường như phân chia giai tầng hẳn hoi qua vật này. Binh lính khăn xanh, “sĩ quan” khăn vàng, còn khăn đỏ là dành cho bậc tướng lĩnh, được quyền họp bàn với hoàng đế. Một trong những bức phù điêu nổi tiếng về y phục La Mã (năm 113) về binh đoàn Trajan cho thấy rõ điều này.

Với người Tây Tạng, thời xưa, vào dịp hôn lễ, chỉ có các nhà sư hay pháp sư mới có quyền đeo kata (dải lụa hay dải vải cúng dường) quanh cổ. Hiện nay, dải khăn kata thường được dùng tặng để chúc phúc cho người nhận. Đại Lai Lạt Ma từng tặng nó cho nhiều người trong đó có cả cựu tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy.

Với người Tây Tạng, thời xưa, vào dịp hôn lễ, chỉ có các nhà sư hay pháp sư mới có quyền đeo kata (dải lụa hay dải vải cúng dường) quanh cổ. Hiện nay, dải khăn kata thường được dùng tặng để chúc phúc cho người nhận. Đại Lai Lạt Ma từng tặng nó cho nhiều người trong đó có cả cựu tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy.

Trong thời gian bị lưu đày tại Pháp, vua Charles II của Anh quốc đã học thắt nơ kiểu Louis XIV. Và ông này được coi là người du nhập mốt thắt cà vạt từ Pháp về xứ sở sương mù. Tranh vẽ của Hendrick Danckerts (1645-1679), vua Charles II đang nhận trái dứa đầu tiên từ tay John Rose, người làm vườn hoàng gia. Trong tranh, Charles II đang đeo cà vạt kiểu của Louis XIV

Trong thời gian bị lưu đày tại Pháp, vua Charles II của Anh quốc đã học thắt nơ kiểu Louis XIV. Và ông này được coi là người du nhập mốt thắt cà vạt từ Pháp về xứ sở sương mù. Tranh vẽ của Hendrick Danckerts (1645-1679), vua Charles II đang nhận trái dứa đầu tiên từ tay John Rose, người làm vườn hoàng gia. Trong tranh, Charles II đang đeo cà vạt kiểu của Louis XIV

Năm 1769, Horace Walpole (nhà lịch sử nghệ thuật, chính trị gia người Anh) đã tiếp các vị khách người Pháp tại cổng dinh thự xây dựng theo trường phái Gothic mới trên đồi Strawberry. Ông đeo cà vạt làm bằng gỗ chanh và đeo một đôi găng tay của vua James I, dài tới tận khuỷu tay. Chiếc cà vạt gỗ được tạc bởi Grinling Gibbons (người được coi là Michelangelo trong ngành điêu khắc gỗ). Sau này, Horace có ghi lại: "Ngay lập tức những người hầu Pháp tin chắc rằng đây là cách ăn mặc của một quý ông Anh quốc". Có lẽ, Horace Walpone làm hành động này để tảy chay những chiếc cà vạt Pháp :D

Năm 1769, Horace Walpole (nhà lịch sử nghệ thuật, chính trị gia người Anh) đã tiếp các vị khách người Pháp tại cổng dinh thự xây dựng theo trường phái Gothic mới trên đồi Strawberry. Ông đeo cà vạt làm bằng gỗ chanh và đeo một đôi găng tay của vua James I, dài tới tận khuỷu tay. Chiếc cà vạt gỗ được tạc bởi Grinling Gibbons (người được coi là Michelangelo trong ngành điêu khắc gỗ). Sau này, Horace có ghi lại: “Ngay lập tức những người hầu Pháp tin chắc rằng đây là cách ăn mặc của một quý ông Anh quốc”. Có lẽ, Horace Walpone làm hành động này để tảy chay cách ăn mặc và những chiếc cà vạt kiểu Pháp 😀

Thi hào Voltaire từng viết rằng cái sự thắt cà vạt là cả một khổ hình cho đấng mày râu, vì nó nhiêu khê và phiền phức quá thể.

Thi hào Voltaire từng viết rằng cái sự thắt cà vạt là cả một khổ hình cho đấng mày râu, vì nó nhiêu khê và phiền phức quá thể.

Balzac đã viết lời bạt cho quyển sách dạy thắt cà vạt của Emile Marc de Saint Hilaire. Trong đó, có đoạn: "...Cà vạt không chỉ là một biện pháp phòng chống cảm cúm, ho hen, dị ứng, đau răng... mà còn là một kiểu trang điểm thanh lịch, nói lên trình độ của người sử dụng, cho ta biết rõ đâu là con người thực tài, đâu là kẻ giả danh trí thức. Bản thân tôi từng bị cà vạt đánh lừa và phải tỏ ra rất cẩn thận khi xét người qua cà vạt...".

Balzac đã viết lời bạt cho quyển sách dạy thắt cà vạt của Emile Marc de Saint Hilaire. Trong đó, có đoạn: “…Cà vạt không chỉ là một biện pháp phòng chống cảm cúm, ho hen, dị ứng, đau răng… mà còn là một kiểu trang điểm thanh lịch, nói lên trình độ của người sử dụng, cho ta biết rõ đâu là con người thực tài, đâu là kẻ giả danh trí thức. Bản thân tôi từng bị cà vạt đánh lừa và phải tỏ ra rất cẩn thận khi xét người qua cà vạt…”.

Đầu thế kỷ 19, nước Anh đã có bộ veston đầu tiên gồm áo đuôi tôm đen, quần dài, áo gilet và sơ mi, cà vạt.

Đầu thế kỷ 19, nước Anh đã có bộ veston đầu tiên gồm áo đuôi tôm đen, quần dài, áo gilet và sơ mi, cà vạt.

Người Pháp có 2 thành ngữ phổ biến về cà vạt: Tự vứt mình sau cà vạt (s’en jeter un derrière la cravate) chỉ việc đi uống rượu. Tự giấu mặt sau cà vạt (s’en mettre derrière la cravate) chỉ những kẻ tham ăn tục uống.

Như vậy, ta đã lướt qua một vài câu chuyện thú vị nho nhỏ về cà vạt. Tiếp theo, hãy đến với những kiểu thắt cà vạt lạ đời hiện đang được cánh thanh niên ưa chuộng bởi cái vẻ trẻ trung, hiện đại, cái sự lạ mắt chẳng giống ai…

1 2 3 4 5 6 7 8