LuxeVN – Đến từ vùng ôn đới, cái vật vô dụng dài loằng ngoằng này tưởng như chẳng thể tồn tại trong khí hậu nóng nực của nước nhiệt đới như Việt Nam (hay nhiều nước khác còn nóng hơn). Thế mà nó lại trở thành một thứ không thể thiếu để người đàn ông hiện đại trở nên thanh lịch hơn, đẹp hơn. Nói cách khác, làm cho họ hoàn thiện hơn. Có thể chỉ là bề ngoài. Nhưng cũng có thể là hoàn thiện hơn trong cách ứng xử.

>>>>> Đỏ và xanh da trời – Màu cà vạt cho chính khách

>>>>> Cà vạt – Sự tồn tại của một thứ bất tiện

>>>>> Francois – Cà vạt của ông!

>>>>> 4 quy tắc phối hợp cà vạt và sơ mi

>>>>> “Tứ bất tử” cà vạt

>>>>> Những thú vị nho nhỏ về cà vạt

>>>>> Các kiểu thắt cà vạt “sexy”

>>>>> Quy tắc chọn mua và bảo quản cà vạt

Khác với vẻ chuẩn mực của các chính khách hay ít nhất là cách ăn vận của James Bond - Tay điệp viên nổi tiếng trong loạt phim 007, những tay chơi hay quý tộc Anh quốc thường có sự phá cách trong cách ăn mặc

Khác với vẻ chuẩn mực của các chính khách hay ít nhất là cách ăn vận của James Bond, tay điệp viên nổi tiếng trong loạt phim 007, những tay chơi hay quý tộc Anh quốc thường có sự phá cách trong cách ăn mặc. Những người ăn bận chỉn chu kiểu “quý tộc Pháp” thường rất “ngứa mắt” với kiểu cách “chơi bời” của người Anh.

Đỏ và xanh da trời – Màu cà vạt cho chính khách

Những tay chơi kiểu Anh có thể bận quần màu tím, áo veste màu xanh và cà vạt màu cam, người thiếu để ý có thể đeo chiếc cà vạt chỉ chạm tới rốn, những người đam mê sự phá cách có thể thắt nút một chiếc cà vạt hoa nhiều tầng lớp… Vậy đâu là chuẩn mực của cà vạt? Ta luôn có thể tìm thấy sự chính xác ở giới chính khách. Họ ăn vận hài hoà, đeo cà vạt chuẩn mực nhưng đơn điệu – Trên cổ các chính khách thường chỉ có 2 tông: Đỏ và Xanh Da Trời.

Obama and Romney on Debate

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoà, ông Mitt Romney tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012. Trong ảnh, ông Obama đeo cà vạt tông đỏ còn ông Romney chọn tông xanh

Giới chính khách ưa cà vạt đỏ hơn?

Màu cà vạt của các vị chính khách thể hiện điều họ muốn công chúng nhận thấy ở họ. Những chính khách thành công thường biết phối hợp sử dụng cả hai tông màu này một cách nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, tông đỏ có vẻ như vẫn được ưa chuộng hơn. Cà vạt tông đỏ thường chứng tỏ uy quyền, năng lực và sự khẳng định mong muốn là nhân vật chính trong một sự kiện. Các chính khách Hoa Kỳ tỏ ra đặc biệt thích cà vạt đỏ. Theo thống kê qua 22 cuộc tranh luận tranh cử tổng thống kể từ năm 1976 tới năm 2008, các ứng viên tổng thống đã diện 44 chiếc cà vạt trong đó có tới 30 chiếc màu đỏ – Chỉ có 7 chiếc màu xanh, 7 chiếc còn lại là màu xanh đỏ kết hợp hoặc màu khác.

Tỷ lệ màu cà vạt được đeo qua 22 cuộc tranh luận giữa các ứng viên ứng cử tổng thống Hoa Kỳ

Tỷ lệ màu cà vạt được đeo qua 22 cuộc tranh luận giữa các ứng viên ứng cử tổng thống Hoa Kỳ

Trong chính trị, cà vạt đỏ tạo nên bản sắc cho người đeo chúng. Màu đỏ thường được các tổng thống Hoa Kỳ đeo khi gặp các nhà lãnh đạo hoặc các đồng minh của họ, màu đỏ như để chứng tỏ họ là người đứng đầu, người đi tiên phong.

Màu cà vạt của các ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

Màu cà vạt của các ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ từ 1976 tới 2008

Trong các lĩnh vực khác, màu đỏ là màu tăng tốc suy nghĩ, giúp ta thực hiện những công việc cần sự chú ý, sự cẩn thận tới những chi tiết nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, màu đỏ song hành với tình yêu. Những phụ nữ mặc đồ màu đỏ thường làm cho cánh đàn ông si mê họ hơn. Trong thể thao, những vận động viên mặc màu đỏ thường thi đấu tốt hơn đối thủ của họ. Nhưng giống như màu đỏ, cà vạt tông màu xanh cũng có nhiều lợi ích khi đeo. Vậy, khi nào thì cà vạt xanh được sử dụng?

Cà vạt xanh – Màu của sự tin tưởng!

Cà vạt xanh giúp chính khách tạo cho công chúng cảm giác mình là một người điềm tĩnh và ưa hoà bình. Các tổng thống Hoa Kỳ thường vận cà vạt xanh khi gặp lãnh đạo các nước đối lập hay khi có tình trạng căng thẳng xảy ra giữa các nước hoặc khi có phát biểu trước báo chí về những vấn đề không gặp được sự đồng thuận của công luận. Tại Hoa Kỳ, những người theo Đảng Cộng Hoà ưa chuộng ứng viên của đảng mình đeo cà vạt đỏ còn những người theo Đảng Dân Chủ thì ngược lại, họ ưa màu xanh và sự ôn hoà.

Cựu tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton và cố chủ tịch Bắc Hàn, Kim Jong-il. Trong ảnh, ông Clinton vận cà vạt tông xanh

Cựu tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton và cố chủ tịch Bắc Hàn, Kim Jong-il. Trong ảnh, ông Clinton vận cà vạt tông xanh

Theo các nhà khoa học, màu đỏ làm tăng tốc khả năng suy nghĩ liên kết các chi tiết, các sự kiện 31% so với màu xanh. Nhưng, với các công việc nhóm hay những công việc liên quan đến sáng tạo, tông màu xanh giúp tăng gấp đôi hiệu quả công việc so với màu đỏ. “Màu xanh là màu của bầu trời, của đại dương, phần lớn mọi người đều cho rằng màu xanh đồng nghĩa với sự cởi mở, hoà bình và lặng lẽ… Màu này khiến mọi người cảm thấy bình tâm khi sáng tạo và nghiên cứu”

Tổng thống Nga, Vladimir Putin và tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama trong cuộc gặp thượng đỉnh các nước G20. Trong ảnh, ông Putin đeo cà vạt đỏ còn ông Obama đeo cà vạt tông xanh. Hai nhà lãnh đạo rời cuộc họp và giữ nguyên quan điểm của mình về vấn đề Syria.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin và tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama trong cuộc gặp thượng đỉnh các nước G20. Trong ảnh, ông Putin đeo cà vạt đỏ còn ông Obama đeo cà vạt tông xanh. Hai nhà lãnh đạo rời cuộc họp và giữ nguyên quan điểm của mình về vấn đề Syria.

 Màu xanh của cà vạt hiệu quả đến mức giới chức Úc chuyển sang hẳn một thời kỳ gọi là “thời kỳ xanh” (blue period) – Khi trong thời kỳ khủng hoảng, mọi chính khách đều muốn thể hiện sự thất vọng, thời điểm bếp bênh trong đời sống chính trị của họ. Các nhà nghiên cứu còn gọi khung cảnh chính trị Úc thời kỳ này giống như kỷ nguyên nghệ thuật nổi tiếng của Picasso. Sự phổ biến của cà vạt xanh tại chính trường Úc còn khiến các nhà báo gọi đó là “một lời nói dối trắng trợn nho nhỏ về cà vạt xanh”.

Liberal-front-bench-gallery-496x620

Năm nay, chính khách Úc thường xuyên đeo cà vạt xanh!

Chính khách thành công bận cà vạt thế nào?

Màu đỏ và màu xanh được sử dụng phổ biến và gây ấn tượng. Trong 11 ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống, ông Obama chỉ vận cà vạt đỏ hoặc xanh. Cũng chỉ vì thế mà người ta đã nhận xét ông là “Obama muốn thể hiện một quan điểm khác về chính trị nhưng ông ta ăn vận chẳng khác gì mọi người.” Wendell Brown – biên tập thời trang của tạp chí Esquire còn nói rằng “Washington D.C là một nơi kỳ lạ khi mọi thứ đều có kiểu cách và tất cả mọi cách thể hiện đều rõ ràng ở thứ họ mặc trên người”. Và, chính khách thành công là người sử dụng nhuần nhuyễn sự kết hợp xanh và đỏ.

Joe Biden - phó tổng thống Hoa Kỳ thường đeo cà vạt xanh vào ngày thứ Ba

Joe Biden – phó tổng thống Hoa Kỳ thường đeo cà vạt tông xanh vào ngày thứ Ba

Theo thống kê trên chính trường Hoa Kỳ thì những ai đeo cà vạt đỏ chỉ thắng với tỷ lệ 13/30 = 43% trong các cuộc tranh luận, những người đeo cà vạt xanh thắng 4/7 lần = 57%, còn những ai đeo cà vạt xanh đỏ kết hợp hoặc lựa chọn một màu cà vạt khác thắng nhiều nhất, 5/7 các cuộc tranh luận chiếm tới 71%. Điều này được chứng minh qua các sự kiện: thắng cử của Reagan năm 1980 với chiếc cà vạt nâu; thắng cử của Clinton năm 1992 với cà vạt tím và sọc và thắng cử của Obama năm 2008 khi ông dũng cảm đeo cà vạt màu ghi trong cuộc tranh luận thứ 2 giữa các ứng viên tổng thống.

Như vậy, chúng ta đã có chút hình dung về sự quan trọng của cà vạt trong xã hội hiện đại. Riêng trong giới chính khách thế giới, có một truyện cười về cách đeo cà vạt của tổng thống Pháp, ông Francois Holland. Nhưng trước khi đi sang câu chuyện hài hước đó, hãy sang trang bên để xem “Cà vạt đã được hình thành như thế nào?” 

1 2 3 4 5 6 7 8
No more articles